Thủ tướng cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2

Sáng 30/8, TP Hà Nội tổ chức lễ thông xe cầu Vĩnh Tuy 2 nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên (Hà Nội).

Tới dự lễ thông xe có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, cùng lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương...

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Hà Nội cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của UBND thành phố Hà Nội

Đánh giá cao quyết tâm của UBND thành phố Hà Nội, vượt qua những khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh và địa hình thi công, cầu Vĩnh Tuy 2 đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sau khi thông xe cầu Vĩnh Tuy 2, các đơn vị liên quan cùng ngồi lại để đúc rút kinh nghiệm hay trong chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả đối với các dự án trọng điểm. 

"Không có việc gì khó, quan trọng chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả", Thủ tướng nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tặng bằng khen cho các đơn vị tham gia thi công

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, quá trình triển khai xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 gặp rất nhiều khó khăn như: Công trình có điều kiện địa chất, thủy văn, phức tạp, thi công trong đô thị, vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông đi lại của giao thông đường thủy và đường bộ.....Mặc dù vậy, công trình đã hoàn thành đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng và mỹ quan đô thị; rút ngắn thời gian xây dựng khoảng 4 tháng so với kế hoạch.

Cầu Vĩnh Tuy 2 góp phần to lớn vào sự phát triển KT-XH chung của Thủ đô

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị, sau lễ khánh thành, Sở Giao thông vận tải cùng Công an thành phố... tổ chức ngay việc phân làn, hướng dẫn giao thông để người dân đi lại thuận tiện; sớm triển khai dự án hầm chui nút giao Cổ Linh - Đàm Quang Trung.

Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 hoàn thành sẽ cải thiện điều kiện khai thác, đảm bảo an toàn giao thông, kết nối hai bờ sông Hồng; đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố. Dự án còn tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Thủ đô, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông Hà Nội theo quy hoạch.

Theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu qua sông Hồng, gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (Vành đai 4), Thăng Long mới (Vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng loạt hố ga trong khu đất đấu giá phường Phú Lương, quận Hà Đông hiện bị mất nắp, nhưng chỉ được che chắn, cảnh báo sơ sài và người dân đang hàng ngày đối mặt với tình trạng mất an toàn giao thông.

100% quân số Cảnh sát giao thông từ ngày 5/4 đã được huy động tăng cường trên hàng chục điểm nút giao thông trọng điểm, tuyến cửa ngõ ra vào thành phố để bảo đảm cho người dân đi lại được an toàn, thông suốt.

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 6/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 được khởi công từ năm 2022 và dự kiến hoàn thành 2027, tuy nhiên, hơn hai năm qua, việc triển khai đang chậm trễ, nhà thầu thi công cầm chừng vì thiếu mặt bằng.

So với việc để người dân, hộ kinh doanh tự do lấn chiếm, việc triển khai cho thuê vỉa hè với những quy định về khai thác không gian, diện tích… là giải pháp được lợi nhiều mặt.