Thu nhập bình quân của CNLĐ Hà Nội đạt 6,5 triệu/tháng
Tham dự hội nghị, về phía Trung ương có: Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Nguyễn Lam; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan của Trung ương.
Về phía thành phố Hà Nội có: Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan của thành phố.

Theo thống kê, số doanh nghiệp và số lao động toàn thành phố ngày càng tăng, hiện có khoảng 270.000 doanh nghiệp, với trên 2,7 triệu lao động.
Sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn thành phố đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thu nhập của công nhân lao động đều tăng qua các năm, tiền lương bình quân năm 2008 của người lao động trên 2 triệu đồng/người/tháng, đến năm 2023 đã tăng lên mức 6,5 triệu đồng/người/tháng. Các chương trình chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động luôn được duy trì hiệu quả. Từ nguồn “Quỹ Xã hội Công đoàn” và ngân sách công đoàn, các cấp công đoàn thành phố đã chi hỗ trợ cho 1,4 triệu lượt đoàn viên, người lao động, với tổng số tiền gần 645 tỷ đồng. Công tác xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp được Thành ủy luôn quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đời sống công nhân lao động nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 20 trong 15 năm qua, Thành ủy Hà Nội đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết trong thời gian tới, nhằm xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 21/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Ban Thường vụ Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội ngày 20/5 đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định chuyển giao, tiếp nhận 4 đảng bộ tổng công ty.
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong chiều 20/5 đã chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, tới chào xã giao lãnh đạo Thành uỷ nhân chuyến công tác tại Hà Nội.
Dự án đường Vành đai 2,5 đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A sắp thi công trở lại sau nhiều năm "đắp chiếu" do gặp vướng mắc.
Đường Vành đai 3,5 đoạn qua huyện Hoài Đức đang được nhà thầu thi công hoàn thiện sau khi nhận đủ mặt bằng, dự kiến hoàn thành trong năm nay.
6 cầu vượt sông Hồng mà UBND Hà Nội lên kế hoạch khởi công trong năm nay bao gồm: Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc, Ngọc Hồi.
0