Thủ lĩnh Hamas Haniyeh bị ám sát như thế nào?
Theo năm quan chức Trung Đông, quả bom đã được giấu trong nhà khách khoảng hai tháng trước. Nhà khách do Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo điều hành, bảo vệ và là một phần của một khu phức hợp lớn, được gọi là Neshat, trong một khu phố cao cấp ở phía bắc Tehran. Quả bom đã được kích nổ từ xa, sau khi có xác nhận rằng ông đang ở trong phòng của mình tại nhà khách. Vụ nổ cũng giết chết một vệ sĩ.
Cách thức quả bom được cất giấu trong nhà khách vẫn chưa được làm rõ. Các viên chức Trung Đông cho biết việc lập kế hoạch ám sát mất nhiều tháng và đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ khu phức hợp. Cuộc tấn công này tinh vi và có vẻ như vũ khí robot trí tuệ nhân tạo điều khiển từ xa mà Israel đã sử dụng để ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran Mohsen Fakhrizadeh vào năm 2020.

Vụ nổ làm rung chuyển tòa nhà, làm vỡ một số cửa sổ và khiến một phần bức tường bên ngoài bị sụp đổ, theo hai viên chức Iran, các thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng đã được thông báo về vụ việc. Thiệt hại có thể được thấy rõ trong một bức ảnh chụp tòa nhà được chia sẻ với tờ The New York Times.

Vào khoảng 2 giờ sáng giờ địa phương, thiết bị đã phát nổ. Các nhân viên tòa nhà chạy đi tìm nguồn phát ra tiếng nổ lớn, và đến căn phòng nơi ông Haniyeh đang ở cùng một vệ sĩ. Nhóm nhân viên y tế đã nhanh chóng đến ngay sau vụ nổ và tuyên bố rằng ông Haniyeh đã tử vong ngay lập tức. Họ đã cố gắng hồi sức cho vệ sĩ, nhưng người này cũng đã tử vong.
Ông Haniyeh, người đứng đầu văn phòng chính trị của Hamas tại Qatar, đã ở lại nhà khách này nhiều lần khi đến thăm Tehran. Tất cả các quan chức đều giấu tên khi chia sẻ các chi tiết nhạy cảm về vụ ám sát. Các quan chức Iran và Hamas cho rằng Israel chịu trách nhiệm về vụ ám sát. Một số quan chức giấu tên cũng có đánh giá tương tự.

Israel chưa công khai thừa nhận trách nhiệm về vụ ám sát, nhưng theo năm quan chức Trung Đông, các quan chức tình báo Israel đã thông báo cho Mỹ và các chính phủ phương Tây khác về các chi tiết của hoạt động này ngay sau đó.
Vào thứ Tư, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Mỹ không nhận được thông tin trước về âm mưu ám sát.

Vài giờ sau vụ ám sát, có nguồn tin suy đoán rằng Israel đã giết ông Haniyeh bằng tên lửa, có thể được bắn từ máy bay không người lái hoặc máy bay, tương tự như cách Israel phóng tên lửa vào một căn cứ quân sự ở Isfahan vào tháng 4. Giả thiết tên lửa đó đã đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào Israel có thể tránh hệ thống phòng không của Iran để thực hiện một cuộc không kích táo bạo như vậy vào thủ đô. Vụ nổ đã làm vỡ các cửa sổ và làm sập một phần bức tường của khu phức hợp. Có vẻ như nó chỉ gây ra thiệt hại tối thiểu ngoài tòa nhà, nếu đó là tên lửa thì thiệt hại sẽ lớn hơn.
Thực ra, những kẻ ám sát đã khai thác lỗ hổng an ninh tại một khu phức hợp được cho là được bảo vệ nghiêm ngặt, để đặt một quả bom trong nhiều tuần trước khi kích hoạt. Đó là một thất bại nghiêm trọng của lực lượng tình báo, an ninh và Lực lượng Vệ binh Iran, lực lượng sử dụng khu phức hợp này để nghỉ ngơi, họp bí mật và tiếp đón những vị khách nổi tiếng như ông Haniyeh.
Vụ tấn công xảy ra vài giờ sau khi Israel tấn công một tòa nhà ở Dahiya, một khu phố đông đúc ở thủ đô Beirut của Liban, giết chết Fuad Shukr, một chỉ huy cấp cao của nhóm vũ trang Hezbollah. Ba ngày trước đó, một vụ không kích vào sân vận động, giết chết 12 trẻ em người Druze ở Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng và Israel đổ lỗi vụ này cho Hezbollah, mặc dù nhóm này phủ nhận trách nhiệm.
Omar Rahman, một chuyên gia về Israel-Palestine của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Trung Đông tại Doha, Qatar, cho rằng sự hậu thuẫn vô điều kiện của Mỹ khiến Israel cảm thấy có quyền hành động tùy ý và biểu hiện mới nhất là các sự kiện gần đây ở Beirut và Tehran.
Vụ ám sát thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh đe dọa sẽ gây ra một làn sóng bạo lực mới ở Trung Đông và làm đảo lộn các cuộc đàm phán đang diễn ra nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza, bởi ông Haniyeh là một nhà thương thuyết hàng đầu trong các cuộc đàm phán ngừng bắn này.


Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
0