Thu hút vốn đầu tư FDI xanh
Theo các chuyên gia, dòng vốn FDI xanh đang nhắm đến các nước phát triển chiếm khoảng 60% vốn FDI xanh trên toàn cầu, hơn 30% đi vào các nước đang phát triển.
Trong đó, một số quốc gia có bước nhảy vọt về thu hút vốn FDI xanh như Malaysia, hiện đã thu hút được 43 tỷ đô la Mỹ vốn FDI xanh nhờ khung chính sách về biến đổi khí hậu, xây dựng hạ tầng xanh, xuất khẩu công nghệ xanh…
Ông Scott James - Tham tán Thương mại - Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, cho biết: “Các doanh nghiệp FDI đang đón đầu xu hướng số hóa, tích hợp các công nghệ tiên tiến như AI và tự động hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”.
Là điểm đến thu hút FDI trong khu vực ASEAN, cùng với xu hướng chuyển đổi xanh, một số nhà đầu tư lớn đến từ châu Âu đã chọn Việt Nam để rót vốn xanh. Nhiều tập đoàn lớn của Đức đã đi theo chiến lược giảm phát thải, đồng nghĩa doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng, gia công cũng phải đồng hành để đạt được mục tiêu này.
Ông Alexander Ziehe - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, cho biết: “Đối với các công ty Đức nói chung, xanh hóa là một trong những chiến lược quan trọng. Vì vậy, trên toàn cầu, họ có rất nhiều chính sách đang được áp dụng ngay bây giờ để giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất tại các cơ sở của họ, đồng thời xem xét chuỗi cung ứng của họ. Vì vậy, tất cả những điều này cũng đang được triển khai ngay bây giờ tại Việt Nam và chúng tôi cũng có báo cáo bắt buộc hiện đang có hiệu lực ở Đức, ở châu Âu, đối với chuỗi cung ứng và báo cáo carbon”.
FDI xanh từ các quốc gia khác cũng theo dòng chảy vào Việt Nam với một số dự án LNG Bạc Liêu, LNG Long An I và II... Vốn FDI xanh từ các nước châu Âu, nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 6 của Việt Nam, dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Ông Alexander Ziehe - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, nói: “Việt Nam đã mở cửa trong vài năm qua, rất nhiều chính sách giúp nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam đối với FDI, có rất nhiều khoản đầu tư đang tập trung vào cơ sở hạ tầng”.
Để huy động được nguồn lực tài chính thực hiện phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần FDI xanh để phát triển công nghệ cao. Đánh giá vốn FDI của Việt Nam là dồi dào nhưng để dẫn vốn FDI xanh, Việt Nam cần thúc đẩy chiến lược chuyển dịch dòng vốn mạnh mẽ hơn, nhất là trong bối cảnh chính sách ứng phó biến đổi khí hậu và chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia mới được thực thi.
Ông Scott James - Tham tán Thương mại - Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, nhận định: “Chiến lược chuyển đổi kép của Việt Nam sẽ là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững. Quá trình chuyển đổi xanh sẽ giảm tác động môi trường của công nghiệp hóa, đảm bảo tính bền vững lâu dài và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường toàn cầu. Đồng thời, chuyển đổi kỹ thuật số sẽ thúc đẩy đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và mở ra các cơ hội thị trường mới”.
Với các nước phát triển, bắt đầu từ việc dựa trên phát triển khung chính sách ứng phó biến đổi khí hậu, có chiến lược thu hút FDI xanh bằng cách xây dựng hạ tầng xanh, xuất khẩu công nghệ xanh. Do vậy, Việt Nam cần ưu tiên hoàn thiện cơ chế, triển khai chính sách ưu đãi xanh, phân loại đầu tư xanh, nghiên cứu ban hành các gói thu hút đầu tư xanh, xây dựng hệ sinh thái xanh, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn cho các dự án xanh, công nghệ xanh.


Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang được thảo luận tại Quốc hội theo hướng tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính. Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch và số hóa toàn diện, được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 đã thể hiện bước tiến đột phá về tư duy phát triển, là "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế" và "bước ngoặt lịch sử" trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá, khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ mới.
Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.
Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.
Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.
0