Thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ
Thực hiện theo tinh thần Kết luận số 91 của Bộ Chính trị, kế hoạch nhằm thực hiện nhiệm vụ: “Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”. Đồng thời, hướng tới mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện, công bằng và bền vững cho mọi học sinh.
Một số giải pháp trọng tâm đã được Sở Giáo dục và Đào tạo đưa ra, trong đó tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy; tăng cường triển khai phần mềm học tập tiên tiến, sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tự học, tổ chức các lớp học trực tuyến với giáo viên bản ngữ. Bên cạnh đó, các trường học sẽ tăng cường tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, chia sẻ tài nguyên giữa giáo viên nội và ngoại thành, xây dựng kho tài liệu trực tuyến, đặc biệt là các tài khoản giúp học sinh tự học ngoại ngữ.
Hội nghị cũng đã phát động “Tháng tự học” từ ngày 20/2/2025 đến cuối tháng 3/2025. Đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa nội thành và ngoại thành, khuyến khích học sinh tự học ngoại ngữ qua nền tảng công nghệ, phát triển kỹ năng tự học và tư duy sáng tạo.
Theo kế hoạch, từ tháng 6/2025, Hà Nội sẽ nhân rộng mô hình này trên toàn thành phố và từ tháng 1/2026, Hà Nội triển khai thí điểm mô hình cặp trường kết nghĩa, các lớp học mẫu và phong trào tự học ngoại ngữ.


Đoàn công tác gồm hiệu trưởng các trường đại học của Bỉ do bà Elisaberh Degryse, Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia, tăng khoảng 400.000 em so với năm 2024.
Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
0