Thủ đô sẽ phát triển kinh tế từ nền tảng văn hóa

Luật Thủ đô (sửa đổi) đề cập giải pháp để tạo nguồn lực phát triển các di tích văn hóa. Đó là cho phép khu vực tư nhân có thể tham gia liên kết khai thác, bảo tồn, bảo trì các di tích văn hóa.
Một trong những điểm được đánh giá cao khi sửa đổi Luật Thủ đô lần này là chỉnh trang đô thị văn minh hiện đại, nhưng phải gắn với gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, tạo sự phát triển bền vững và thông minh.
Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị đã xác định, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều cơ chế để Hà Nội phát triển không gian văn hóa, được cho là sẽ giúp Hà Nội giải quyết được bài toán này.

Trong phát triển công nghiệp văn hóa, vai trò của thành phần tư nhân vô cùng quan trọng. Nhà nước giữ vai trò điều tiết, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, thông thoáng.
Nhiều quy định pháp luật trong thu hút kinh tế tư nhân để phát triển văn hóa được tháo gỡ trong Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này. Đây là cơ hội, để Hà Nội hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.
Năm 2023, Hà Nội đón hơn 1,6 triệu lượt khách trong đó có 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu ngành lưu trú, khoảng 6.012 tỷ, doanh thu du lịch đạt 3.975 tỷ đồng.


Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.
UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.
Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
0