Thời gian sở hữu và thời gian sử dụng chung cư

Sau nhiều kỳ họp lấy ý kiến đóng góp, mới đây quy định về thời hạn chung cư lại trở thành đề tài nóng trên nghị trường Quốc hội. Dễ hiểu vì nội dung này sẽ có tác động trực tiếp đến thị trường BĐS, doanh nghiệp lẫn người mua nhà chung cư. Vậy, để có thể đi đến sự thống nhất, cần phân biệt giữa “thời hạn sử dụng” và “thời hạn sở hữu”. Đây là điều kiện để những người đang hoặc muốn sở hữu chung cư trong thời gian tới, nắm rõ được giá trị cũng như quyền lợi với tài sản của mình.

Cùng với địa chỉ, diện tích, hình thức, mục đích,... thì thời gian sử dụng là những nội dung chính được ghi rõ trong sổ hồng của chung cư. Tất cả đều là căn cứ để người ta định được giá cho căn nhà. Nhưng, nếu như được thông qua, thay bằng “lâu dài”, thời hạn sử dụng sẽ được ghi rõ 50, 70 năm. Con số này tùy thuộc vào sự thẩm định của cơ quan chuyên môn theo thiết kế khu nhà. Và khi hết hạn ghi đó, nhà nước thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng công trình (cho phép tiếp tục sử dụng) hoặc phá dỡ (để xây dựng lại). Vậy, lúc này thời hạn sử dụng nhà chung cư tùy thuộc vào chất lượng của công trình.

Tuy nhiên vấn đề gây nhiều tranh cãi lúc này là: nếu hết thời hạn sử dụng, chủ nhà có còn quyền sở hữu căn hộ (dù không đảm bảo chất lượng) ấy nữa không? Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, nội dung này đã được đưa ra. Trước những ý kiến, quan điểm của đại biểu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng: không nên gắn giữa thời hạn sở hữu nhà chung cư với thời hạn sử dụng đất.

Luật Đất đai quy định đối với đất ở là không có thời hạn, đất ở được giao ổn định, lâu dài, không có thời hạn, cho nên đất của nhà chung cư và liên quan đó là quyền sử dụng đất của các chủ sở hữu nhà chung cư cũng không có thời hạn. Nhưng thời hạn các chủ sở hữu nhà chung cư phụ thuộc vào bản thân tòa nhà đó được kiểm định và đánh giá như thế nào.

Với văn hóa, tập quán và thu nhập của nhiều người dân Việt khi mua một căn nhà (dù mặt đất hay chung cư) luôn được xác định đó là tài sản mà nhiều khi là sự ki cóp của cả đời lao động. Vậy nên, với việc sửa đổi Luật liên quan đến sở hữu chung cư có thời hạn, chắc chắn sẽ gây nên một sự xáo trộn lớn và rất cần sự xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng dưới cả góc độ Luật pháp lẫn thị trường nhà ở. Tại Dự thảo mà Bộ Xây dựng đã đề xuất cũng chỉ rõ: quy định về chung cư có thời hạn  chỉ áp dụng đối với các dự án triển khai sau ngày Luật này được thông qua và có hiệu lực thi hành. Còn đối với các nhà chung cư đã được xây dựng, ổn định, đã cấp “sổ hồng”, đã cấp giấy phép xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn theo các quy định trước đây. Tức là được sở hữu nhà chung cư không có thời hạn, như vậy người dân yên tâm bởi pháp luật sẽ không làm xáo trộn cuộc sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.

Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.

Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².

Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).

UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.

Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau: