Thỏa thuận Xanh EU tác động đến xuất khẩu Việt Nam

Thỏa thuận Xanh EU là chương trình tổng thể và dài hạn của Liên minh châu Âu, nhằm ứng phó với các vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu đến năm 2050. Việc thực hiện các nỗ lực chuyển dịch xanh và trung hòa phát thải, đặc biệt là trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh châu Âu, sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của Việt Nam.

Với các chính sách xanh của Thỏa thuận Xanh EU, có 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động mạnh nhất từ quá trình chuyển đổi xanh ở thị trường EU trong thời gian tới, bao gồm: điện, điện tử, công nghệ thông tin, máy móc thiết bị; nông sản, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ; thực phẩm các loại; dệt may, giày dép; các loại hóa chất, phân bón, pin, ắc quy; sắt thép, nhôm, xi măng; bao bì...

Là thị trường có sức mua lớn nhất toàn cầu, EU nằm trong top đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đây cũng là khu vực đi đầu thế giới trong các nỗ lực chuyển dịch xanh và trung hòa phát thải, đặc biệt là trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh EU, gói các sáng kiến chính sách xanh bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế của EU, có tác động trực tiếp tới hàng hóa nhập khẩu vào EU. Vì vậy, theo các chuyên gia, những thỏa thuận xanh của EU ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Andrea Stoffers – Giám đốc Quốc gia Viện FNF tại Việt Nam cho biết: “Chuyển đổi xanh ban đầu sẽ có những khó khăn đối với các doanh nghiệp mới, tuy nhiên, chuyển đổi xanh cũng sẽ là xu hướng. Vì vậy, việc tìm hiểu và chuyển đổi xanh sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp muốn mở rộng với thị trường khó tính như EU.”

Tuy nhiên, theo khảo sát cho thấy, có tới 88 đến 93% các doanh nghiệp chưa từng nghe hoặc biết về Thỏa thuận Xanh EU cũng như tìm hiểu kỹ về những chính sách, quy định cụ thể triển khai thỏa thuận này.

Theo kế hoạch, EU đang và sẽ đặt ra nhiều tiêu chuẩn xanh khắt khe khác đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó có hàng hóa từ Việt Nam. Do vậy, để bắt kịp xu thế và đưa sản phẩm vào thị trường EU, các doanh nghiệp cần theo dõi sát diễn tiến các chính sách xanh ở EU, nhận diện kịp thời, chính xác các tiêu chuẩn xanh cụ thể có liên quan tới sản phẩm của mình. Đồng thời, có sự chuẩn bị, đầu tư và hành động từ sớm, từ xa để dần thích ứng và bảo đảm khả năng tuân thủ các yêu cầu bắt buộc khi EU áp dụng chính thức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025 do căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát và nguy cơ thiên tai gia tăng.

Công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những chìa khóa công nghệ cho tương lai tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.