Thoả thuận thương mại tự do EU - Mercosur
Đối với cả hai bên, việc đạt được thoả thuận có ý nghĩa lịch sử. Hai bên hình thành một trong những khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với quy mô thị trường gần 780 triệu người tiêu dùng và tổng GDP chiếm gần một phần tư GDP của cả thế giới. Xoá bỏ thuế quan và rào cản thương mại, tối giản hoá thủ tục hành chính và ưu đãi lẫn nhau sẽ giúp cả hai bên thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế và trao đổi thương mại, tăng cường hợp tác đầu tư. EU sẽ xuất khẩu được nhiều hơn hàng hoá công nghiệp vào thị trường Mercosur trong khi các nước thành viên Mercosur xuất khẩu được nhiều hơn hàng hoá nông phẩm vào thị trường EU.
Đối với Mercosur, đây là thoả thuận đầu tiên ký kết với một đối tác lớn bao gồm nhiều quốc gia thành viên. Cho tới nay, Mercosur mới chỉ có được thoả thuận mậu dịch tự do với Ai cập, Israel và Singapore, tất cả đều không thể so sánh được với EU về quy mô thị trường và tỷ trọng GDP. Thoả thuận với EU giúp Mercosur gia tăng đáng kể uy danh và vị thế trong chính trị, kinh tế và thương mại thế giới.
Đối với EU, thoả thuận này vừa có giá trị thực tiễn vừa có ý nghĩa chiến lược to lớn. Thoả thuận giúp EU từng bước chinh phục thị trường khu vực Trung và Nam Mỹ; giúp EU ganh đua và đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc ra khỏi khu vực này; giúp EU có thêm sự lựa chọn thay thế Mỹ trên phương diện đối tác và thị trường nếu như tới đây ông Donald Trump sau khi trở lại cầm quyền ở Mỹ gia tăng xung khắc thương mại giữa Mỹ và EU.
EU và Mercosur mất 25 năm để đạt được thoả thuận thương mại tự do. Nhưng sau 25 năm, hai bên mới chỉ đi được có nửa chặng đường. Nguyên nhân là thoả thuận vừa đạt được phải trải qua quy trình phê chuẩn ở hai bên. Ở phía Mercosur, việc phê chuẩn không khó khăn gì. Nhưng ở phía EU sẽ rất phức tạp và kéo dài. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố sẽ phản đối. Chỉ cần tập hợp được ít nhất 3 thành viên EU chiếm ít nhất 35% dân số trong EU, người này sẽ khiến cho thoả thuận ký rồi mà không thể có hiệu lực. Ông Macron cho biết đã có đồng minh là Áo, Hà Lan, Italy, Ba Lan và Bỉ.


Bộ Phúc lợi xã hội, cứu trợ và tái định cư Myanmar đã tổ chức Lễ Tri ân các đoàn cứu trợ quốc tế đến từ 5 quốc gia Đông Nam Á trong chiều 6/4.
Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh một đơn vị pháo tự hành Gvozdika đã phá hủy các công sự, thiết bị quân sự và bộ binh của Ukraine ở khu vực Kursk.
Lực lượng hàng không vũ trụ của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã tiếp tục mở rộng mạng lưới radar cảnh báo sớm "Ghadir" nhằm răn đe Israel, với các địa điểm mới được xây dựng ở phía Tây Bắc đất nước, gần Tabriz và dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư.
Hệ thống AWACS (Cảnh báo sớm và Kiểm soát trên không) đóng vai trò như một "trạm radar bay", cung cấp dữ liệu thời gian thực cần thiết để hỗ trợ các đơn vị thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Việc Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và hỗ trợ các sáng kiến phòng chống dịch bệnh, có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã công bố “Tầm nhìn Bangkok 2030” tại Hội nghị cấp cao lần thứ 6 của nhóm Sáng kiến Vịnh Bengal về Hợp tác kỹ thuật và kinh tế đa ngành (BIMSTEC), diễn ra ở Thủ đô Bangkok của Thái Lan vào ngày 5/4.
0