Thoả thuận khoáng sản Ukraine và Mỹ: Giá trả cho yếu thế

Ukraine đã nhất trí các điều khoản của một thỏa thuận khoáng sản với Mỹ. Đây được xem là một phần trong chiến lược của Mỹ nhằm thu hồi khoản viện trợ đã cung cấp cho Ukraine, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc. Đổi lại, Kiev muốn có sự bảo đảm an ninh lâu dài từ Washington.

Sự nhất trí giữa Mỹ và Ukraine về thoả thuận cùng khai thác khoáng sản ở Ukraine đã mở đường cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Zelensky cần cuộc gặp này để trực tiếp vận động ông Trump và cộng sự tiếp tục viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, không buông bỏ và bất chấp Ukraine trong quá trình phía Mỹ xích lại gần Nga đang diễn ra, đặc biệt để Ukraine không bị bất lợi khi Mỹ và Nga cùng nhau tìm kiếm giải pháp chính trị giúp chấm dứt cuộc chiến tranh đã bước sang năm thứ 4 giữa Nga và Ukraine.

Vài ngày trước, chính ông Zelensky đã không ký dự thảo thoả thuận với Mỹ, cho rằng dự thảo quá bất lợi cho Ukraine. Người này giờ chịu ký bởi bị phía Mỹ dồn ép quá mạnh mẽ và phía Mỹ cũng giảm bớt mức độ đòi hỏi Ukraine trong dự thảo thoả thuận mới.

Ukraine cho rằng Mỹ đã chịu 2 nhượng bộ cơ bản cho Ukraine:

Thứ nhất, trong thoả thuận mới không đề cập gì đến con số 500 tỷ USD ông Trump muốn Mỹ thu về được từ thoả thuận này để bồi hoàn cho viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ đã dành cho Ukraine từ năm 2022 trở lại đây. Ukraine cho biết Mỹ mới chỉ viện trợ cho Ukraine khoảng 100 tỷ USD. Số liệu thống kê chính thức của Mỹ đưa ra con số 174 tỷ USD. Phái bộ ngoại giao của Mỹ ở EU cho biết EU đến nay viện trợ 145 tỷ USD và cam kết cho tới năm 2027 viện trợ thêm cho Ukraine 54 tỷ USD.

Thứ hai, thoả thuận này cho Mỹ quyền tiếp cận và sử dụng nguồn khoáng sản dồi dào của Ukraine nhưng không động chạm đến nguồn tài nguyên chính phủ Ukraine vẫn sử dụng lâu nay làm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thoả thuận không bao hàm hai điều phía Ukraine muốn có được trước hết và cũng quan trọng nhất đối với tương lai của Ukraine là cam kết mạnh mẽ và rõ ràng của Mỹ về tiếp tục viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine, đảm bảo an ninh cho Ukraine hiện tại cũng như trong tương lai. Những nhượng bộ của Mỹ không quan trọng đối với Ukraine bằng những gì Ukraine muốn mà không đạt được ở Mỹ trong thoả thuận này.

Qua đó, có thể thấy phía Ukraine đã phải trả giá rất đắt cho Mỹ vì đột nhiên bị thất thế sau khi có sự thay đổi chính quyền ở Mỹ. Ukraine phải chấp nhận trả giá đắt ấy vì buộc phải níu kéo Mỹ bằng mọi giá vì toan tính rằng một khi Mỹ đã đầu tư vào Ukraine để khai thác khoáng sản sẽ giúp Ukraine thắng Nga và bảo vệ Ukraine trước thách thức an ninh từ Nga.

Mỹ và cá nhân ông Trump được lợi nhiều nhất từ thoả thuận này. Nga cũng được lợi bởi Mỹ phải dàn xếp với Nga về hoà bình cho Ukraine trước khi thu được lợi về từ việc thực thi thoả thuận trên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.