Thoả thuận khoáng sản Mỹ - Ukraine: 'Bánh vẽ' hay 'đếm cua trong hang'?
Thế giới không biết nội dung cụ thể của thoả thuận mới giữa hai nước vì Mỹ và Ukraine không công khai.
Theo tiết lộ của ông Trump, Mỹ nhận về được nhiều hơn con số 350 tỷ USD mà ông Trump cho rằng là tổng số tiền Mỹ đã đổ vào để giúp Ukraine chiến tranh với Nga kể từ khi cuộc chiến tranh này bùng phát.
Phía Ukraine quả quyết thỏa thuận sử dụng khoáng sản của Ukraine giữa Mỹ và Ukraine không nhằm mục tiêu hoàn trả cho Mỹ những gì Mỹ đã viện trợ cho Ukraine để chiến tranh với Nga. Phía Ukraine còn cho biết, trong đó có cam kết của Mỹ đối với tiến trình hướng đến đất nước Ukraine tự do, có chủ quyền và thịnh vượng, quy định lợi nhuận thu về được dành riêng cho Ukraine trong 10 năm đầu và từ sau đó mới chia đôi cho Mỹ và Ukraine.
Về chính trị, thoả thuận này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả Ukraine lẫn ông Trump. Ông Trump có được trong tay bằng chứng để rùm beng về thành quả đàm phán đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai. Phía Ukraine khôi phục được mối quan hệ bình thường với Mỹ và kỳ vọng vào hiệu ứng răn đe Nga của thoả thuận với Mỹ. Logic tư duy của Ukraine là Mỹ đầu tư vào Ukraine, Mỹ sẽ bảo vệ Ukraine trước mọi thách thức và đe doạ an ninh từ Nga hiện tại cũng như trong tương lai. Ông Trump có thể dùng việc Mỹ hợp tác kinh tế với Ukraine để gia tăng áp lực buộc Nga nhanh chóng hơn trong thoả hiệp với Mỹ về giải pháp giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine.
Trên thực tế, Mỹ vẫn không cam kết bảo hộ an ninh cho Ukraine, không hứa để cho Ukraine gia nhập NATO và không cam kết chắc chắn sẽ tiếp tục viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine chiến tranh với Nga đến khi nào Nga chịu thất bại. Ukraine có nguồn khoáng sản rất phong phú và giá trị, đặc biệt về đất hiếm, nhưng phần lớn lại ở những vùng lãnh thổ mà Nga hiện quản lý và kiểm soát trên thực tế. Do đó, giá trị vật chất thực sự của thoả thuận này phụ thuộc vào giải pháp về lãnh thổ của Ukraine trong giải pháp về chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, nói theo cách khác tức là phụ thuộc vào Nga và ông Trump muốn thu lợi về từ đó sẽ phải thương thảo với Nga chứ không phải với Ukraine như vừa rồi.
Chiến tranh còn dai dẳng vì chưa biết đến khi nào có giải pháp chính trị nên cho tới khi đó sẽ không ai đầu tư vào Ukraine để khai thác các khoáng sản này. Hiện không ai biết chiến tranh sẽ kết cục như thế nào và thời hậu chiến sẽ ra sao. Do đó, trong thực chất đâu có khác gì Mỹ và Ukraine thoả thuận chia phần ở một cái "bánh vẽ" hay đã cùng "đếm cua trong hang".


Cảnh sát Chile với sự hỗ trợ từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa triệt phá một băng nhóm trộm cắp quốc tế chuyên thực hiện các vụ trộm cắp tại Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/5 tuyên bố rằng, các quốc gia tiếp tục mua dầu mỏ hoặc sản phẩm hóa dầu từ Iran sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt thứ cấp.
Phía Mỹ và Ukraine đều tỏ ra hể hả về thoả thuận vừa ký kết được giữa hai bên cùng sử dụng nguồn khoáng sản ở Ukraine. Cả hai bên đều quả quyết thoả thuận mới có lợi cho mình hơn hẳn dự thảo dự kiến được ký kết hồi tháng 2.
Ngày 1/5 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận rằng ông Mike Waltz sẽ rời khỏi vị trí cố vấn an ninh quốc gia. Ngoại trưởng Marco Rubio sẽ tạm thời thay thế ông Waltz đảm nhận vai trò này.
Vòng đàm phán hạt nhân thứ tư giữa Mỹ và Iran dự kiến diễn ra tại Rome vào ngày mai 3/5 đã bị hoãn lại và thời điểm tổ chức đàm phán sẽ được ấn định “tùy thuộc vào cách tiếp cận của Mỹ” đối với vấn đề hạt nhân của Iran.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã lên tiếng ca ngợi thỏa thuận khoáng sản vừa đạt được với Mỹ là một thỏa thuận thực sự bình đẳng và công bằng.
0