Thiệt hại cháy rừng tại Nhật Bản và Hàn Quốc

Nhật Bản và Hàn Quốc đang phải căng mình để ứng phó với các đám cháy rừng hoành hành dữ dội tại nhiều địa phương, bất chấp nỗ lực chữa cháy của lực lượng cứu hỏa.

Tại Nhật Bản, các đám cháy rừng xảy ra tại thành phố Imabari, tỉnh Ehime và tại thành phố Okayama, tỉnh Okayama từ ngày 23/03 đến nay, vẫn tiếp tục lan rộng và chưa có dấu hiệu cho thấy có thể được khống chế, bất chấp những nỗ lực chữa cháy từ trên không bằng trực thăng và các thiết bị chuyên dụng trong suốt những ngày qua của hàng nghìn nhân viên.

Tại thành phố Imabari, hơn 400 héc ta rừng đã bị thiêu rụi hoàn toàn, hàng chục ngôi nhà bị cháy, gần 6.000 người phải sơ tán. Theo dự báo, ngày 28/3, một đợt không khí ẩm thấp kèm theo mưa lớn sẽ diễn ra ở một số khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để các lực lượng chữa cháy có thể khống chế đám cháy đang xảy ra tại Imabari.

Tại Hàn Quốc, ít nhất 26 người đã thiệt mạng do cháy rừng, 30 người khác bị thương. Cháy rừng cũng khiến hơn 37.000 người phải sơ tán khẩn cấp, 2.660 tòa nhà, bao gồm cả một số nhà máy bị hư hại, đồng thời khoảng 36.000 ha rừng bị thiêu rụi. Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng thảm họa nhằm dốc toàn lực cho công tác ứng phó cũng như đẩy nhanh các nỗ lực phục hồi do cháy rừng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.