Thị trường gỗ có dấu hiệu phục hồi
Mặc dù vẫn còn khó khăn, nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gỗ hiện đã bắt đầu có tín hiệu ấm lên khi nhiều đơn hàng trở lại vào thời điểm cuối năm nay.
Công ty này trước đây có một cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm đồ gỗ khá lớn ở trung tâm huyện Thanh Trì (Hà Nội), xưởng sản xuất lúc nào cũng tấp nập công nhân. Nhưng, vào thời điểm dịch Covid-19, doanh nghiệp đã phải đóng cửa hàng trưng bày cho tới nay, lượng công nhân cũng phải cắt giảm tối đa.

Tuy nhiên, sau hơn một năm cầm cự, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện thời điểm cuối năm, doanh nghiệp đã có các đơn hàng trở lại, xưởng sản xuất bắt đầu đông công nhân hơn và có sinh khí hơn.
Ông Trần Anh Dương, Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Sản xuất Nam Dương cho hay: thị trường cuối năm giờ đã ấm hơn đầu năm, do đó sản lượng doanh số cũng tăng hơn; cụ thể, một số đơn hàng đặt, đã giao cho khách.
Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó chủ tịch kiêm TTK Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: thị trường Hoa Kỳ cuối năm không giảm mạnh như những tháng trước đây; thêm nữa, một số thị trường các nước khác cũng đã có tín hiệu có đơn hàng, nhớ vậy các doanh nghiệp bận hơn để sản xuất cho các đơn hàng ấy.
Đặc biệt, thị trường đồ nội thất cũng ngày càng cạnh tranh gay gắt, với nhiều loại sản phẩm chất liệu mới và giá rẻ xuất hiện như các mẫu nội thất, ván sàn… bằng nhựa thông minh, bằng kim loại, đá… Theo các doanh nghiệp, trong thời gian tới việc tập trung vào tiêu chí giá tốt, chất lượng đảm bảo, mẫu mã phù hợp thị hiếu người dùng và có chính sách vận chuyển, lắp đặt, hậu mãi tốt, sẽ là một trong những giải pháp hàng đầu để cạnh tranh và gia tăng đơn hàng.
PGS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định: Có thể cuối năm nay và đầu năm tới các đơn đặt hàng tăng; tuy nhiên, do kinh tế nội địa còn nhiều khó khăn, đó chính là yếu tố đáng lo ngại của thị trường này.
Mặc dù thị trường ngành gỗ cuối năm nay có tín hiệu ấm lên, nhưng trên thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Yếu tố lạm phát còn ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn chưa nới lỏng và nền kinh tế thế giới hồi phục còn chậm, sẽ tác động nhất định đến xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm không thiết yếu.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng nỗ lực tìm kiếm giải pháp để gia tăng khách hàng và đơn hàng mới, với kỳ vọng phục hồi tốt hơn ở các năm tới.


Quyết định áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump là cú sốc lớn, nằm ngoài dự tính của các doanh nghiệp dệt may - ngành hàng có trên dưới 45% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Hàng Việt xuất khẩu đi Mỹ sẽ chịu tác động lớn, nhất là giảm cạnh tranh với sản phẩm từ nước khác sau công bố về mức thuế đối ứng 46% dành cho hàng hóa Việt Nam của Tổng thống Donald Trump.
Các doanh nghiệp đề xuất nên tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn hơn.
Golden Gate đã chi khoảng 270 tỷ đồng để mua 99,98% cổ phần công ty vận hành chuỗi cà phê The Coffee House và một số người đã cho rằng Golden Gate mua được chuỗi The Coffee House với mức giá hời. Vậy mức giá này có thực sự rẻ?
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) ghi nhận doanh thu 1.494 tỷ đồng, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận trước thuế giảm 23%, còn 268 tỷ đồng trong hai tháng đầu năm 2025.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) công bố doanh thu quý I/2025 ước đạt 5.107 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 508 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ 2024 và đạt 50,4% kế hoạch cả năm.
0