Thị trường có tín hiệu tốt khi 3 luật mới triển khai
Thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian qua, từ vướng mắc pháp lý đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở. Hơn 1.200 dự án BĐS chậm triển khai vì vướng mắc về pháp lý; Mỗi năm, thị trường thiếu hụt khoảng 300.000 đơn vị nhà ở, trong khi giá nhà cao gấp 24 lần thu nhập của người dân... là những vấn đề đang dần được tháo gỡ kể từ ngày 1/8, khi ba luật mới liên quan đến lĩnh vực BĐS chính thức có hiệu lực. Điều này tạo nên kỳ vọng về sự thay đổi tích cực cho thị trường trong thời gian tới.
Chia sẻ về những nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết các vướng mắc pháp lý, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho biết Chính phủ đã ban hành rất nhiều nghị định và văn bản hướng dẫn để thực thi các luật đất đai, luật nhà ở, và luật kinh doanh BĐS. Cụ thể, đã có 16 nghị định được ban hành, chưa kể các quyết định và thông tư liên quan. Các địa phương cũng đã ban hành khoảng 30 văn bản liên quan để giải quyết các vấn đề pháp lý cho thị trường BĐS.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, nhận định rằng thị trường BĐS đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Những bước đi tích cực này sẽ giúp củng cố và phát triển thị trường BĐS một cách an toàn và bền vững trong thời gian tới.
Khi các luật mới được triển khai, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng rằng các vướng mắc pháp lý sẽ được tháo gỡ, giúp triển khai các dự án nhanh hơn và tăng cường nguồn cung nhà ở, đặc biệt là nhà giá rẻ. Điển hình, tại Hà Nội, dự kiến trong năm 2025, thị trường sẽ bổ sung từ 23.000 đến 30.000 căn chung cư, với giá bán sẽ điều chỉnh về mức phù hợp hơn, không còn tăng nhanh như giai đoạn trước.
Ông Mai Hồng Dương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BĐS HDHomes, cho biết việc thông qua các luật mới với mục tiêu điều hành giá cả bất động sản theo thị trường, đồng thời công khai và minh bạch, là một cơ hội lớn để doanh nghiệp và người dân tận dụng và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Đối với phát triển nhà ở xã hội, ông Nguyễn Việt Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết Bộ Xây dựng đang phấn đấu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho người có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ đẩy mạnh các dự án đô thị thông minh, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao tỷ lệ đô thị hóa lên 45%. Cùng với đó, công tác quản lý đô thị cũng sẽ được tăng cường để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường BĐS, tiếp tục gỡ vướng cho thị trường BĐS các dự án BĐS, cân đối lại cơ cấu nguồn cung, đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở thương mại.
Với nhiều kỳ vọng được đặt ra trong năm 2025, thị trường BĐS dự kiến sẽ có nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là từ quý II/2025.


Tuyến đường Vành đai 4 (vùng Thủ đô) trải dài hơn 112km, với quỹ đất khổng lồ hai bên tuyến đường, nếu được quy hoạch và khai thác tốt sẽ là động lực mới để phát triển vùng Thủ Đô.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh quy hoạch phải bảo đảm tính bền vững, minh bạch và đồng bộ tại buổi thảo luận tổ chiều ngày 10/5 về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Một khu đất rộng hàng ngàn m2 tại ngõ 37 phố Đại Đồng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai từ khi thuộc huyện Thanh Trì đã được quy hoạch làm đất giãn dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do vẫn chưa cấp được cho dân và bị biến thành bãi trông xe.
Người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các giấy chứng nhận đã cấp như sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Luật Nhà ở 2023 quy định, nhà ở xã hội cho thuê, mua là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở.
Với đề xuất áp dụng mức thuế 20% đối với lãi chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ đảm bảo công bằng, hạn chế đầu cơ, tránh tình trạng các đô thị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực đất đai.
0