Thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh

Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu vào ngày 7/4, nhiều chỉ số chạm đáy sau nhiều năm, khiến một số thị trường phải tạm dừng giao dịch.

Theo đó, thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch sáng 7/4. Nhiều chỉ số tại các thị trường lớn đã chạm mức thấp nhất nhiều năm.

Điều này diễn ra sau động thái áp thuế của Tổng thống Trump, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại mới và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mở cửa phiên sáng giảm tới 8,8%, rơi xuống 30.793 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2023. 225 mã cổ phiếu trong rổ chỉ số này đều giảm giá. Chỉ số Topix cũng mất 8%, còn 2.285 điểm. Thậm chí, các hợp đồng giao dịch tương lai tại Nhật Bản còn bị tạm ngừng do hệ thống kích hoạt cơ chế ngắt mạch khi thị trường giảm quá sâu.

Ở thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 5,5%. Chỉ số Hang Seng Index (Hong Kong) mất gần 9%. Giá cổ phiếu Alibaba và Tencent đều lao dốc hơn 8%.

Tại Đài Loan (Trung Quốc), giới chức chứng khoán sáng 7/4 phải kích hoạt cơ chế ngắt mạch giao dịch, sau khi thị trường ghi nhận mức giảm 9,7%, tiến sát ngưỡng 10% để ngắt mạch theo quy định.

Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 4,34% và Kosdaq giảm 3,48%. Chỉ số chính của Singapore mở cửa giảm 7%.

Thị trường Malaysia giảm hơn 4%, về mức thấp nhất trong 16 tháng.

Phát biểu về vấn đề này, Giáo sư kinh tế lượng và thống kê doanh nghiệp của đại học Monash, Ông Robert Brooks chia sẻ: “Tôi nghĩ có hai lý do tiềm ẩn cho các đợt bán tháo và sự suy giảm của thị trường chứng khoán thế giới. Lý do đầu tiên là lo ngại rằng bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn, lý do còn lại là do lo ngại, không chắc chắn về các chính sách vì không ai rõ việc điều này sẽ dẫn đến đâu nếu nói về các thỏa thuận thương mại toàn cầu.”

Trong diễn biến liên quan, thị trường chứng khoán Mỹ cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh. Hai ngày sau khi Tổng thống Trump công bố chính sách thuế quan mới, Phố Wall ghi nhận thêm một phiên giảm điểm mạnh vào cuối tuần trước khi cả 3 chỉ số chủ chốt đều mất gần 6% vì căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang.

Chốt tuần, chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều giảm mạnh. Theo dữ liệu từ Dow Jones Market Data, giá trị cổ phiếu Mỹ đã bốc hơi khoảng 9.600 tỷ USD kể từ ngày 17/1, tức phiên cuối cùng trước khi Tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai.

Bên cạnh đó, khoảng 5.000 tỷ USD trong số đó đã biến mất chỉ trong hai phiên 3-4/4, đánh dấu hai ngày sụt giảm giá trị thị trường lớn nhất trong lịch sử.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Hỗ trợ hợp tác xã tiêu biểu nâng cao năng lực tiếp cận vốn vay, kết nối giao thương và chuyển đổi số vào sáng 12/4.

Trong phiên giao dịch ngày 11/4, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh khi các ngân hàng lớn bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quý I/2025.

Vụ thao túng cổ phiếu liên quan đến Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) đang tiếp tục khuấy đảo thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một thị trường tài chính chỉ có thể phát triển thực sự bền vững khi có sự tham gia của các nhà đầu tư hiểu biết, được định hướng đúng và được bảo vệ bởi các chuẩn mực nghề nghiệp rõ ràng.

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8%, dù trong bối cảnh tình hình vĩ mô thế giới và trong nước có nhiều thách thức.

Tuần giao dịch vừa qua có thể được xem là một trong những tuần “lịch sử” của thị trường chứng khoán Việt Nam, với những biến động mạnh mẽ chưa từng thấy trong thời gian gần đây.