Thị trường chứng khoán kém sôi động

Thị trường ngày 7/8 khá trầm lắng về điểm số lẫn mặt bằng giá. Diễn biến này cho thấy sự phục hồi chuyển biến từ từ nhưng chắc chắn.

Sức ép tâm lý chính trong phiên chiều 7/8 là mối lo về khối lượng tại đáy có thể bị xả ra. Giao dịch rất thận trọng và chậm chạp. Nhưng với độ gia tăng thanh khoản rất nhỏ, điều lo ngại đã không còn và càng về cuối cầu càng chủ động hơn.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 5,6 điểm, lên mức 1,215.88 điểm; HNX-Index tăng 1,49 điểm, lên mức 227.95 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc xanh với bên mua có 443 mã tăng và bên bán có 268 mã giảm. Sắc đỏ có phần chiếm ưu thế trong rổ VN30 với 14 mã giảm, 10 mã tăng và 6 mã tham chiếu.

VN-Index tăng 5,6 điểm, lên mức 1,215.88 điểm; HNX-Index tăng 1,49 điểm, lên mức 227.95 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 510 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 11.6 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 38.7 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 738 tỷ đồng. 

Về mức độ ảnh hưởng, VHM, GVR, GAS và VIC là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 6.2 điểm tăng. Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 1,396 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã VHM (719.67 tỷ), VPB (116.89 tỷ), HPG (111.54 tỷ).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

VN-Index mở đầu phiên chiều với diễn biến giằng co trên mốc tham chiếu, tuy áp lực bán xuất hiện trở lại nhưng chỉ số vẫn đóng cửa trong sắc xanh tích cực.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 800 triệu USD (khoảng 20.000 tỷ đồng) để nhập các loại rau quả từ Trung Quốc, trong đó chủ yếu là trái cây.

Bộ Tài chính cho biết, quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử khấu trừ và khai, nộp thuế thay người bán nhằm chống thất thu thuế, giảm chi phí, thủ tục hành chính.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, mặc dù trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 10 tháng đạt gần 7,8 triệu tấn, kim ngạch hơn 4,86 tỷ USD.

Số liệu kinh tế Mỹ gần đây khiến nhà đầu tư giảm đặt cược khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nới lỏng tiền tệ trong phiên họp tháng 12.