Thị trường BĐS cần cơ chế và nguồn lực đồng bộ

Với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước, kinh tế còn khó khăn, sức khỏe các doanh nghiệp vẫn yếu, thì cần có thêm những cú hích từ cơ chế, chính sách để hồi phục thị trường bất động sản.

Cuối năm 2024, đầu năm 2025, hàng loạt dự án bất động sản mới được khởi động. Đáng chú ý là phân khúc nhà ở xã hội, tiêng tại Hà Nội đã có 2 dự án được khởi công ở Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì và tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh.

Thị trường bất động sản giai đoạn này đã có thêm nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một loạt dự án chậm triển khai do đang chờ được khơi thông, gỡ vướng. Trong đó, vấn đề quy hoạch, bố trí quỹ đất, giải phóng mặt bằng còn chậm; khâu định giá đất, xác định tiền thuê đất, phê duyệt dự án còn nhiều vướng mắc.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, cho biết: "Vấn đề chủ yếu là thời gian xét duyệt dự án, từ khâu giải phóng mặt bằng, bắt đầu xây dựng rồi cung cấp cho thị trường. Khoảng thời gian đầu năm ngoái và vài năm trước đó, khâu phê duyệt rất chậm khiến các dự án bị đình trệ".

Đây là vấn đề được Chính phủ và các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ, nhất là khi 3 luật liên quan đến bất động sản là Luật đất đai, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm đã khơi thông nhiều vướng mắc về pháp lý. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm nghẽn cản trở thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội, cho biết: "Bất động sản đòi hỏi nguồn lực rất lớn. Và 2 yếu tố để phát triển nó là cơ chế chính sách và nguồn lực. Nếu chúng ta khai thác được nguồn lực rồi mà không có động lực cho nó phát triển thì không ổn. Chúng ta phải có cơ chế, chính sách để tạo động lực cho nó phát triển. Hai giải pháp này phải đồng bộ với nhau”.

Cơ chế chính sách và nguồn lực, nếu được khơi thông, sẽ tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững. Trong đó, việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dự án được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.

Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.

Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.