Thi công sân khấu
Anh Nguyễn Văn Trình là kỹ thuật lắp đặt màn hình LED cho một công ty chuyên cung cấp thiết bị sự kiện. Dù công việc ở công ty không cố định về mặt thời gian, nhưng trước mỗi sự kiện, anh đều đến sớm để kiểm tra các hạng mục cần thiết trước khi chuyển ra hiện trường thi công.
Nguyễn Văn Trình, Công ty TNHH giải pháp truyền thông Anh Em chia sẻ: “Mình là kỹ thuật màn hình LED. Công việc hàng ngày của mình là cung cấp dịch vụ màn hình LED cho các sự kiện trong thành phố Hà Nội và cho các tỉnh ngoài thành phố".
6h30 sáng, những kĩ thuật viên khác cũng đã đến để cùng ekip chuẩn bị trang thiết bị cho sự kiện. Công việc thi công màn LED mất khá nhiều thời gian nên họ phải tranh thủ vào việc luôn cho kịp tiến độ.
Dù đơn hàng hôm này không lớn nhưng đồ đạc để lắp đặt vẫn phải đảm bảo đủ số lượng cần thiết. Những kỹ thuật viên như anh Trình sẽ kiêm luôn cả việc bê vác và vận chuyển trang thiết bị đến nơi lắp đặt.
"Công việc của mình hàng ngày có khối lượng khá lớn. Anh em kỹ thuật bên mình với khoảng 20-30 người sẽ chia thành các nhóm nhỏ để đi làm", anh Trình cho hay.
Nơi tổ chức sự kiện hôm nay diễn ra tại Đại học Thăng Long, cách Công ty của anh Trình gần 10 cây số, vậy nên khi đến nơi cũng đã gần 9h sáng. Mọi người lập tức bắt tay vào vận chuyển đồ và thi công.
Theo anh Trình, tuy là công việc kỹ thuật nhưng cũng liên quan đến tay chân, khuân vác nhiều, nên các anh khá vất vả. Mỗi sự kiện, dù nhỏ thì đồ mang theo cũng rất nhiều. Về thời gian, các nhân viên kỹ thuật phải thức khuya, dậy sớm để đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ.
Thông thường, việc thi công lắp đặt kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ. Để đảm bảo an toàn và chất lượng cho việc thi công, đòi hỏi những kỹ thuật viên vừa phải hết sức tập trung, tránh không xảy ra va chạm, vừa phải đảm bảo về mặt kĩ thuật và chất lượng màn LED.
Vì nhu cầu tổ chức sự kiện trên thành phố khá nhiều, nên những công ty cung cấp thiết bị lắp đặt sân khấu và màn LED như của anh Trình cũng có việc thường xuyên. Thường ngày có từ 2-3 đội thi công. Mỗi đội nhỏ cũng từ 6 đến 10 nhân viên kĩ thuật. Họ vừa đảm nhận vận chuyển, lắp đặt thi công, vừa là kỹ thuật điều khiển nội dung màn LED cho chương trình.
Sau khi hoàn thành công việc lắp đặt, anh Trình bắt đầu đấu nối tín hiệu và chạy thử thiết bị để đảm bảo sự kiện được diễn ra thành công.
12h trưa, sau khi sự kiện được tổ chức xong, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành tháo dỡ các hạng mục thiết bị và vận chuyển về kho. Cũng như khâu lắp đặt, khâu tháo dỡ cũng đòi hỏi anh em kĩ thuật phải cẩn thận không kém. Vì chỉ cần thao tác vội vàng cũng có thể làm hỏng trang thiết bị và ảnh hưởng đến công việc của họ.
Anh Nguyễn Văn Đức cho biết: "Khi trèo cao, phải có đầy đủ giày và đai bảo hộ, tuỳ theo yêu cầu của từng chương trình, Công ty sẽ cung cấp đầy đủ đồ cho nhân viên đi làm".
Công việc thi công lắp đặt và cung cấp các thiết bị sự kiện cũng là một công việc hết sức đặc thù, không thời gian cố định, khách hàng cần lúc nào họ có mặt lúc đó. Tuy vất vả, sớm khuya, đặc biệt là không mấy khi được nghỉ vào các ngày lễ Tết, nhưng bù lại công việc này cũng mang lại cho họ thu nhập khá ổn định.
Ở Hà Nội mỗi ngày luôn có những sự kiện lớn nhỏ diễn ra ở khắp mọi nơi. Công việc của những người làm sự kiện cũng vì thế mà luôn bận rộn. Nhờ đó đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.


Đám cưới của NSND Như Quỳnh và nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo những năm 1980 từng gây sốt bởi sở hữu những tấm ảnh cưới có màu đầu tiên tại Hà Nội, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.
Cờ Tổ quốc không chỉ tung bay rực rỡ trong các dịp lễ lớn của đất nước, mà hàng ngày những lá cờ còn được treo trang trọng trong các ngõ phố. Việc làm đẹp không gian sống đã biến ngõ phố trở thành điểm đến ấn tượng của du khách.
Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.
Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.
0