Thêm 6 ca mắc đậu mùa khỉ tại TP. Hồ Chí Minh
Sở Y tế TPHCM vừa thông báo, trong tuần qua TP HCM đã phát hiện thêm 6 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, đưa tổng số ca mắc bệnh trên địa bàn thành phố lên con số 19 (trong đó có 2 ca nhập cảnh và 1 ca xuất cảnh sang Đài Loan (Trung Quốc).
Hiện tại, TPHCM đang cách ly và điều trị 12 trường hợp bệnh đậu mùa khỉ, tất cả đều đang ổn định về tình trạng sức khỏe.

Trước đó, vào ngày 12/10, Đồng Nai đã xác nhận ca đậu mùa khỉ thứ hai là một nam bệnh nhân 33 tuổi, làm thợ chụp ảnh tự do (ngụ tại phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa), nhưng chưa rõ nguồn lây. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, không ho, nhưng có dấu hiệu viêm kết mạc mắt, các vết tổn thương da còn chảy dịch ở mặt, tay.
Còn ở Bình Dương cũng xác nhận tỉnh này đã có ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 2. Ca bệnh này được xác định có tiếp xúc gần với bệnh nhân ở TP.HCM đã phát hiện trước đó.
Long An gần đây cũng ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên, là một bệnh nhân nam (SN 1981, ngụ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) dương tính với đậu mùa khỉ. Hiện tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định, không sốt, các vết mụn nước ở tay đã khô, đang tự theo dõi và cách ly tại nhà.
Tại Việt Nam, đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Ngay từ khi phát hiện ca đầu tiên xâm nhập từ nước ngoài vào năm 2022, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các bệnh viện, phòng khám… triển khai các hoạt động giám sát và truyền thông phòng chống sự lây lan của bệnh.
Sở Y tế TPHCM cho biết, đơn vị đã chủ động trong việc đối phó và thành công trong việc giải mã gen của các loại virus gây bệnh đậu mùa khỉ và đau mắt đỏ. Ngành y tế TPHCM tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và ứng phó kịp thời với mọi tình huống có thể xảy ra.
Tiếp tục hợp tác mật thiết với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận huyện, cũng như TP. Thủ Đức trong việc chỉ đạo, kiểm tra và giám sát triển khai công tác phòng chống dịch, để đảm bảo tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế trong công việc phòng chống dịch COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ và đậu mùa khỉ./.


Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
0