Thêm 1 Phó Tổng giám đốc của FLC từ chức

(HanoiTV) - Ngày 30/9, bà Võ Thị Thùy Dương đã gửi đơn đề nghị thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC tới Hội đồng quản trị Tập đoàn. Ngày 1/10/2022, Hội đồng quản trị đã chấp nhận đề xuất của bà Dương.
Bà Võ Thị Thùy Dương là Phó Tổng Giám đốc thứ 3 của Tập đoàn FLC từ chức trong năm 2022 sau khi Chủ tịch Trịnh Văn Quyết vướng vòng lao lý.

Bà Dương sinh năm 1977, thường trú tại Hà Nội, được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc FLC vào ngày 11/5/2017. Như vậy, bà Dương đã làm lãnh đạo tại FLC trong hơn 5 năm trước khi từ nhiệm.

Với việc bà Dương rời đi, đây đã là phó tổng giám đốc thứ 3 của FLC xin nghỉ việc trong năm nay. Trước đó, bà Vũ Đặng Hải Yến cũng đã từ chức vào ngày 14/7 và ông Lã Quý Hiển từ chức vào ngày 15/9.

Sau khi bà Võ Thị Thùy Dương từ chức, Tập đoàn FLC còn lại 5 Phó tổng giám đốc gồm bà Đàm Ngọc Bích, ông Trần Thế Anh, bà Lê Thị Trúc Quỳnh, bà Đặng Thị Lưu Vân và ông Đỗ Việt Hùng. Bà Bùi Hải Huyền đang là Phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc công ty.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.

Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.

Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.

Lego vừa khánh thành nhà máy hơn 1,3 tỷ USD tại Bình Dương, Việt Nam, vào ngày 9/4. Đây không chỉ là một dự án lớn, mà còn là tín hiệu tích cực cho Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.

Những đối tác từ Mỹ bắt đầu gửi email tạm ngừng nhận đơn hàng trong tháng 4 với một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam để xem xét mức thuế.

Nhiều doanh nghiệp lớn như Masan, Hoàng Anh Gia Lai, CII và MWG... đã đồng loạt lên tiếng trấn an cổ đông, khẳng định hoạt động kinh doanh ít bị ảnh hưởng và đã có sẵn các chiến lược ứng phó hiệu quả trước chính sách thuế quan mới của Mỹ.