Thế nào là chiến tranh ủy nhiệm?
Ông Rubio nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News: “Rõ ràng ngay từ đầu, Tổng thống Trump coi đây là một cuộc xung đột kéo dài và bế tắc. Thành thật mà nói, đây là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa các cường quốc hạt nhân, Mỹ giúp đỡ Ukraine chiến đấu với Nga”.
Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022. Mỹ dưới thời chính quyền Biden thời điểm đó, cùng với các đồng minh truyền thống ở Tây Âu và trên toàn thế giới, đã ủng hộ Ukraine.
Việc mô tả cuộc chiến giữa Nga và Ukraine là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm phù hợp với quan điểm của Nga về cuộc xung đột này. Nga lập luận rằng, chính những nỗ lực của Ukraine nhằm gia nhập NATO, cùng với sự đe dọa của liên minh quân sự phương Tây với Nga, đã gây ra cuộc chiến.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO mở rộng và kết nạp nhiều quốc gia ở Đông Âu và các quốc gia Baltic, vốn trước đây thuộc Liên Xô. NATO đã kết nạp Thụy Điển và Phần Lan làm thành viên kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bắt đầu.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga đồng ý với ngoại trưởng Rubio và họ đã nhiều lần nhất trí rằng, cuộc chiến này là xung đột giữa Nga và phương Tây do Mỹ đứng đầu.
Trong vài tuần qua, ông Trump đã cáo buộc Ukraine gây ra chiến tranh, đồng thời đổ lỗi cho ông Zelensky và chính quyền Tổng thống Biden về việc kéo dài cuộc chiến. Hồi đầu tuần này, ông cũng đã cắt viện trợ cho Ukraine, khiến các nước châu Âu tìm cách đẩy mạnh sự ủng hộ của họ đối với Kiev.
Tuần này, Ukraine tìm cách hàn gắn mối quan hệ với ông Trump, ra hiệu rằng họ có thể đồng ý một thỏa thuận sẽ chia sẻ một phần khoáng sản của mình với Mỹ để đền đáp cho sự hỗ trợ của Mỹ.

Ông Rubio đã chỉ trích Ukraine trong cuộc phỏng vấn. Ông lập luận rằng, họ không có kế hoạch nào khác ngoài việc yêu cầu các nước đồng minh cung cấp thêm viện trợ "cho đến khi nào cần thiết". Ông nhắc lại quan điểm của mình rằng, cuộc xung đột ở châu Âu đang bế tắc.
Một trong những trợ lý hàng đầu của ông Zelensky cho biết, sẽ có một cuộc họp khác giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ukraine trong "tương lai gần" để thảo luận thêm về các cuộc đàm phán hòa bình.
Chiến tranh ủy nhiệm là một cuộc xung đột quân sự, trong đó một hoặc nhiều bên thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ một hoặc nhiều bên tham chiến là nhà nước hoặc phi nhà nước, trong nỗ lực tác động đến kết quả của cuộc xung đột, do đó thúc đẩy lợi ích chiến lược của riêng họ hoặc làm suy yếu lợi ích của đối thủ. Các bên thứ ba trong chiến tranh ủy nhiệm không tham gia vào cuộc chiến thực tế ở bất kỳ mức độ đáng kể nào, nếu có.
Chiến tranh ủy nhiệm cho phép các cường quốc tránh đối đầu trực tiếp với nhau khi họ cạnh tranh giành ảnh hưởng và tài nguyên. Các phương tiện hỗ trợ trực tiếp của bên thứ ba bao gồm viện trợ và đào tạo quân sự, hỗ trợ kinh tế và đôi khi là các hoạt động quân sự hạn chế với các lực lượng thay thế. Các phương tiện hỗ trợ gián tiếp bao gồm các cuộc phong tỏa, trừng phạt, cấm vận thương mại và các chiến lược khác được thiết kế để ngăn chặn tham vọng của đối thủ.
Chiến tranh ủy nhiệm có lịch sử lâu dài trên thế giới. Các quốc gia và đế chế đã sử dụng chúng như cả chiến lược chính sách quân sự và đối ngoại để gây ảnh hưởng hoặc thậm chí khuất phục các quốc gia láng giềng.
Trong thế kỷ XXI, những ví dụ rõ nhất về chiến tranh ủy nhiệm bao gồm cuộc nội chiến ở Yemen, bắt đầu vào năm 2014, liên quan đến một cuộc đụng độ lớn giữa phong trào Houthi hiếu chiến, được Iran hỗ trợ, và các lực lượng chính phủ Yemen, được Saudi Arabia và các đồng minh của nước này hỗ trợ.
Từ năm 2022 đến nay, Mỹ và các đồng minh NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) đã hành động như những bên thứ ba ủng hộ Ukraine, cung cấp cho quốc gia này viện trợ quân sự đáng kể và áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Mỹ và các nước phương Tây nói chung đã cung cấp các loại vũ khí cho Ukraine, như: xe bọc thép Stryker, xe chiến đấu bộ binh Bradley, hệ thống tên lửa Patriot, hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao M142 (HIMARS), lựu pháo M777, vũ khí chống tăng, máy bay không người lái.
Không chỉ gửi vũ khí, phương Tây còn tích cực giúp Ukraine huấn luyện binh sĩ, đào tạo nhân lực vận hành, bảo trì các loại vũ khí hiện đại mà phương Tây cung cấp.
Kể từ khi xung đột nổ ra, các chính phủ phương Tây đã chuyển thông tin tình báo để Ukraine sử dụng nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga. Trong một động thái mới nhất, Mỹ đã tuyên bố ngừng cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiếp tục thu hút sự chú ý của toàn cầu với những cách tiếp cận phi truyền thống. Tuần này, Ngoại trưởng Marco Rubio đã trở thành tiêu điểm sau khi xuất hiện trên Fox News với một cây thánh giá được vẽ trên trán - một cử chỉ liên quan đến Thứ Tư Lễ Tro, một ngày quan trọng trong lịch Công giáo.

Ông Rubio theo Công giáo. Việc ông vẽ cây thánh giá trên trán được nhiều người Mỹ hiểu là một biểu hiện đức tin bình thường, đặc biệt là vì nó trùng với một nghi lễ tôn giáo quan trọng. Tuy nhiên, hành động này cũng nhắc nhở về lời khẳng định của ông Trump rằng, Mỹ là một quốc gia theo đạo Thiên chúa.
Điều khiến sự xuất hiện của Rubio trở nên đặc biệt gây tranh cãi là các chủ đề mà ông thảo luận, cụ thể là cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và những lời đe dọa gần đây của ông Trump đối với nhóm chiến binh Hamas. Ngoài việc bình luận về Ukraine theo quan điểm của Nga, ông Rubio đã nói về về những cảnh báo mạnh mẽ của ông Trump nhắm vào các nhà lãnh đạo Hamas, bao gồm cả tối hậu thư cứng rắn về việc thả con tin.
Trước đó, ông Trump đã tuyên bố rằng những người bắt giữ con tin sẽ phải đối mặt với hậu quả thảm khốc, kêu gọi thả ngay lập tức những người bị bắt giữ để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Sự việc này cho thấy sự đan xen phức tạp giữa tín ngưỡng và chính trị trong chính quyền hiện tại của Mỹ, đặt ra câu hỏi về cách những người của công chúng thể hiện đức tin của mình khi giải quyết các vấn đề địa chính trị gây tranh cãi.


Các lực lượng vũ trang Nga đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn ở tỉnh Kursk theo mọi hướng, binh sĩ Ukraine đang rút lui và từ bỏ các vị trí, theo Bộ Quốc phòng Nga.
Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã hoàn tất các cuộc đàm phán thăm dò thành lập chính phủ liên minh ở Đức.
Israel cho biết sẽ cử một phái đoàn đến Qatar vào ngày 10/3 trong nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza.
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 8/3 khẳng định Iran sẽ không đàm phán dưới sự áp đặt của Mỹ, đồng thời cho biết mục đích lời đề nghị đàm phán của Washington mang tính gây hấn hơn là nhằm giải quyết vấn đề.
Tại thành phố Agra của Ấn Độ, có một quán cà phê đặc biệt thu hút đông đảo du khách nước ngoài, nơi được vận hành hoàn toàn bởi những người là nạn nhân của các vụ tấn công bằng axit.
Ngoại trưởng các nước Pháp, Đức, Italy và Anh trong tuyên bố chung ngày 8/3 đã nêu rõ ủng hộ kế hoạch tái thiết dải Gaza do các nước Ả Rập hậu thuẫn.
0