Thế giới trước nguy cơ khủng hoảng thiếu gạo

Gạo - loại lương thực quan trọng đối với chế độ ăn của hàng tỷ người trên toàn thế giới - đã đạt mức giá cao nhất kể từ năm 2008, và một số nước châu Á đã bắt đầu áp đặt các hạn chế xuất khẩu. Khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói, suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống.

Cuộc  khủng hoảng giá gạo hiện nay khiến người ta nhớ đến cuộc khủng hoảng năm 2008. Theo một nghiên cứu của OECD, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008, giá một tấn gạo đã tăng từ 300 USD lên 1.200 USD (tức là tăng 300%). Khi đó, giá gạo tăng ở một số nền kinh tế, nhanh chóng lan sang các thị trường khác khi người tiêu dùng và chính phủ phải xoay xở để đảm bảo nguồn cung. 

Tháng 7 vừa qua,  Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu, đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Chính phủ Ấn Độ giải thích rằng, mục đích của biện pháp này là "đảm bảo có đủ gạo trắng non-basmati ở thị trường Ấn Độ và giảm thiểu tình trạng tăng giá ở thị trường nội địa". Mặc dù vậy, vẫn có một số ngoại lệ nhất định. Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ cho biết, việc xuất khẩu gạo trắng non-basmati sang các nước để “đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực” sẽ tiếp tục. Mà bất kỳ sự cắt giảm xuất khẩu nào của Ấn Độ cũng có thể làm tăng giá lương thực. Trong khi đó, Thái Lan đã quyết định tăng giá xuất khẩu để cải thiện thu nhập cho nông dân và cũng là để "tăng sức mạnh đàm phán trên thị trường toàn cầu". Nhưng việc thực hiện dự định này không phải là dễ dàng.

Khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói, suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống. Ngoài ra, những người không thể tiếp cận đầy đủ thực phẩm lành mạnh rất dễ xuất hiện các vấn đề như bệnh tim mãn tính, tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm và lo lắng. Vòng tuần hoàn giữa mất an ninh lương thực và bệnh tật sẽ dẫn đến sự sụt giảm của năng suất lao động, năng lực học tập và năng lực phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ, từ đó ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sức khỏe của nguồn nhân lực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tòa án Hiếp pháp Hàn Quốc ngày 4/4 đã ra phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, đánh dấu bước ngoặt chính trị quan trọng của vị Tổng thống 64 tuổi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện đối với các đối tác thương mại của Mỹ, vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và khu vực, gây lo ngại về nguy cơ leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các đối tác thương mại của Mỹ quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 giờ địa phương, đã công bố các biện pháp thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại; ông Trump cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia vào cùng ngày.

Thỏa thuận đất hiếm giữa Mỹ và Ukraine vốn được lên kế hoạch ký kết vào cuối tháng 2 nhưng đã đổ bể sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Hơn một tháng trôi qua, tương lai thỏa thuận tiếp tục mờ mịt khi cả hai bên đều cáo buộc gây khó dễ cho nhau.

Sự thay đổi liên tục về chính sách thuế quan của ông Trump khiến thị trường toàn cầu lo ngại, các nhà đầu tư đang đau đầu tính toán xem liệu Tổng thống Mỹ có ý định áp dụng thuế quan vĩnh viễn hay chỉ coi đó là công cụ để thương lượng.

Tại Myanmar, giữa đống đổ nát, đói khát và tuyệt vọng, vẫn có những câu chuyện về lòng trắc ẩn, sự kiên cường và những phép màu mong manh nhen nhóm hy vọng.