Thế giới trải qua tháng 7 nóng nhất lịch sử

Mới đây, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ cho biết, tháng 7 vừa qua là tháng nóng nhất từ trước đến nay và tiếp tục chuỗi 14 tháng liên tiếp phá kỷ lục về nhiệt độ.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Theo đó, nhiệt độ toàn cầu trong tháng 7 cao hơn 2,18 độ F (1,21 độ C) so với mức trung bình của thế kỷ 20 là 60,4 độ F (15,8 độ C). Mức tăng này đã góp phần gây ra các đợt nắng nóng đáng kể ở các khu vực Địa Trung Hải và vùng Vịnh, với châu Phi, châu Âu và châu Á trải qua tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trong khi Bắc Mỹ ghi nhận tháng nắng nóng thứ hai. NOAA cho biết, hiện có 77% khả năng năm 2024 sẽ là năm ấm nhất từ trước đến nay.

Dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ lại trái ngược với dữ liệu của Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu Copernicus (C3S), vốn cho rằng nhiệt độ trung bình trong tháng 7/2024 thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, cả hai cơ quan đều có chung quan điểm về xu hướng đáng báo động của nhiệt độ liên tục phá kỷ lục trước đây.

Trong khi đó, nhiệt độ đại dương cũng ghi nhận tháng ấm thứ hai trong lịch sử, chấm dứt chuỗi 15 tháng liên tiếp có nhiệt độ cao kỷ lục. Nhiệt độ bề mặt biển cao hơn mức trung bình ở hầu hết các khu vực, trong khi một số vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương và Đông Nam Thái Bình Dương lại thấp hơn mức trung bình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/4 thông báo, Trung Quốc sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ từ thứ Năm 10/4, tăng so với mức 34% đã công bố trước đó.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/4 cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã đánh chặn ít nhất 158 máy bay không người lái (UAV) do Ukraine triển khai trong đêm 8/4 và rạng sáng 9/4.

Mức thuế khổng lồ 104% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc - một động thái được đánh giá là sẽ làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Washington và Moscow thông báo sẽ nối lại đối thoại vào ngày mai 10/4, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với trọng tâm là cải thiện hoạt động ngoại giao song phương.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cứng rắn, tuyên bố sẽ “giành lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Valerii Zaluzhnyi, Đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh và cựu Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine đã xác nhận sự tồn tại của một trung tâm chỉ huy quân sự bí mật ở Wiesbaden, Đức, theo Hãng thông tấn Belarus Nexta.