Thế giới phẫn nộ trước vụ tấn công bệnh viện ở Gaza
Tổng thống Palestine - Mamoud Abbas ngày 18/10 mô tả sự việc là "vụ thảm sát chiến tranh ghê tởm" không thể tha thứ. "Israel đã vượt lằn ranh đỏ... Chúng tôi sẽ không rời đi hay cho phép bất kỳ ai trục xuất chúng tôi khỏi khu vực", ông Abbas bổ sung.
Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ phẫn nộ và đau buồn trước tổn thất sinh mạng tại bệnh viện Al-Ahli. "Mỹ kiên quyết ủng hộ bảo vệ sinh mạng dân thường trong xung đột. Chúng tôi chia buồn với những bệnh nhân, nhân viên y tế và người vô tội bị thương hoặc thiệt mạng trong thảm kịch này", ông nói.

Tổng thống Biden vốn có kế hoạch đến Jordan sau khi thăm Israel để họp thượng đỉnh 4 bên với Tổng thống Ai Cập - Abdel Fattah al-Sisi, Tổng thống Palestine - Mahmoud Abbas và Vua Jordan Abdullah II. Tuy nhiên, các nước đều thông báo lịch trình này bị hủy sau khi xảy ra vụ tập kích.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev gọi sự việc là "tội ác chiến tranh". Phó đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyanskiy cho biết, nước này sẽ bổ sung nội dung lên án vụ tập kích vào nghị quyết do Brazil soạn thảo, dự kiến được đưa ra bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an ngày 18/10.
Pháp nhấn mạnh, họ "lên án mạnh mẽ sự việc gây ra thương vong rất cao cho dân thường Palestine", kêu gọi bảo vệ dân thường và mở lối chuyển hàng viện trợ cho Gaza. Pháp cũng kêu gọi điều tra làm rõ bên phải chịu trách nhiệm. "Tất cả thông tin về sự việc cần phải được làm sáng tỏ", Tổng thống Emmanuel Macron nói.
Chủ tịch Ủy ban EU - Ursula von der Leyen và Chủ tịch Nghị viện EU - Roberta Metsola hôm thứ Tư (18/10) đã lên án vụ tấn công khiến hàng trăm người thiệt mạng tại bệnh viện ở Gaza. Cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự tiếc thương về sự mất mát của dân thường và cho rằng những người gây ra vụ việc phải chịu trách nhiệm. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel nói, tấn công vào hạ tầng dân sự là vi phạm luật pháp quốc tế. Quan chức phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết, thông tin bệnh viện Al-Ahli bị tập kích "làm gia tăng sự kinh hoàng của thảm kịch đang diễn ra trước mắt chúng ta suốt nhiều ngày qua".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảm thấy kinh hoàng trước sự việc. Ông kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức để có đủ thời gian và không gian giúp giảm bớt nỗi đau khổ tột cùng của con người mà chúng ta đang chứng kiến. Quá nhiều sinh mạng và số phận của cả khu vực đang bị đặt vào tình thế bấp bênh.
Cao ủy về nhân quyền Liên Hợp Quốc Volker Turk lên án vụ tập kích, gọi đây là hành động không thể chấp nhận được. Ông nói: “Bệnh viện là bất khả xâm phạm và phải được bảo vệ bằng mọi giá. Chúng ta vẫn chưa biết quy mô đầy đủ của cuộc tàn sát này, nhưng điều rõ ràng là bạo lực và giết chóc phải dừng lại ngay lập tức. Tất cả các quốc gia có ảnh hưởng phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để chấm dứt tình trạng khủng khiếp này. Thường dân phải được bảo vệ và viện trợ nhân đạo phải được phép đến tay những người cần giúp đỡ. Thủ phạm phải chịu trách nhiệm."
(Nguồn: Reuters)


Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã gây chấn động khi tuyên bố, xung đột Ukraine là một “cuộc chiến ủy nhiệm” giữa Mỹ (quốc gia đang hỗ trợ Ukraine) và Nga.
Ukraine hiện có 200 binh lính đang được huấn luyện, đào tạo tại Học viện Bộ binh ở Toledo, Tây Ban Nha.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) về việc mở rộng khả năng răn đe hạt nhân của Pháp, kỳ vọng đạt được sự hợp tác cụ thể vào cuối nửa đầu năm 2025.
Một cuộc đụng độ lớn đã nổ ra giữa lực lượng an ninh Syria với những tay súng ủng hộ chính quyền cựu Tổng thống Bashar al-Assad ở tỉnh Latakia, khiến ít nhất 15 nhân viên an ninh thiệt mạng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẵn sàng tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine, nhưng phải đảm bảo an ninh lâu dài cho Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ sớm đưa ra quyết định về việc thu hồi quy chế tị nạn tạm thời của khoảng 240.000 người Ukraine, những người đã chạy trốn khỏi cuộc xung đột với Nga và hiện đang sinh sống tại Mỹ.
0