Thế giới dõi theo lễ nhậm chức lần hai của ông Trump

Trước thềm lễ nhậm chức lần thứ hai của Tổng thống Donald Trump vào 12 giờ trưa ngày 20/1 theo giờ địa phương, thế giới đã có những phản ứng đa chiều.

Các nhà lãnh đạo quốc tế và đại diện cấp cao từ nhiều quốc gia đã đưa ra nhiều phát biểu và hành động nhằm thể hiện lập trường cũng như kỳ vọng của họ đối với nhiệm kỳ mới của ông Trump.

Từ phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh nhấn mạnh tầm quan trọng của một mối quan hệ Trung - Mỹ ổn định, lành mạnh và bền vững. Điều này được Trung Quốc cụ thể hóa bằng việc cử Phó Chủ tịch Hàn Chính tham dự lễ nhậm chức, thay vì chỉ cử đại sứ như những lần trước. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước gia tăng, đặc biệt sau khi ông Trump áp thuế lên hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Tại châu Âu, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng thắt chặt quan hệ Mỹ - Ba Lan và tăng cường an ninh khu vực Đông Âu dưới nhiệm kỳ mới của ông Trump.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Ông Scholz cho biết đã thảo luận sâu sắc với Tổng thống Trump và kêu gọi châu Âu duy trì sự thống nhất, sẵn sàng ứng phó với các chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Lễ nhậm chức cũng ghi nhận sự hiện diện của các chính khách cực hữu châu Âu như: Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, Thủ tướng Hungary Viktor Orban và lãnh đạo đảng AfD của Đức Tino Chrupalla. Đáng chú ý, danh sách khách mời của ông Trump còn có nhiều nhân vật nổi bật trong ngành công nghệ như Elon Musk, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg và Tim Cook. Đây là những người quan tâm sâu sắc đến các chính sách kinh tế và công nghệ dưới sự lãnh đạo của ông Trump.

Lễ nhậm chức lần hai của ông Trump không chỉ là một sự kiện chính trị quan trọng tại Mỹ, mà còn là tâm điểm chú ý toàn cầu, phản ánh kỳ vọng lẫn sự thận trọng trong việc định hình mối quan hệ quốc tế thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người vẫn mất tích.

Tổng thống Donald Trump quyết định gia hạn thêm 75 ngày để công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance bán các tài sản TikTok tại Mỹ cho một nhà đầu tư không phải Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 báo cáo nguồn cung cấp điện và nước tại Myanmar vẫn bị gián đoạn, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết, nước này đã nhận được “kết quả tốt nhất trong một loạt các thỏa thuận khó khăn” từ động thái áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một tuyên bố vào ngày 4/4.

Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.

Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.