Thế giới cần khung pháp lý để kiểm soát AI hiệu quả

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những chủ đề lớn tại Diễn đàn Kinh tế thế giới vừa diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ. Người sáng lập, kiêm chủ tịch điều hành của Diễn đàn Klaus Schwab đã nhấn mạnh tới sức mạnh biến đổi của trí tuệ nhân tạo và sự cần thiết của một khuôn khổ toàn cầu để đảm bảo việc phát triển AI một cách có trách nhiệm và có lợi.

Trả lời phỏng vấn báo chí ông Klaus Schwab khẳng định, trí tuệ nhân tạo AI là một cơ hội tuyệt vời, có thể đưa xã hội loài người trở thành một “xã hội thông minh” nếu được kiểm soát và quản lý đúng cách.

Ông Klaus Schwab - Người sáng lập và chủ tịch điều hành WEF cho biết: "Trí tuệ nhân tạo là may mắn hay tai họa là tùy thuộc vào chúng ta. Theo tôi, đó là cơ hội lớn. Nó có thể đem lại cho chúng ta một nền kinh tế hoàn toàn mới, khởi sắc. Nhưng chúng ta phải chuẩn bị, vì nhiều lao động sẽ phải đào tạo lại hoặc nâng cao".

Thế giới cần khung pháp lý để kiểm soát AI hiệu quả

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng mà AI có thể mang lại, bao gồm sự lan truyền tin giả và làm lệch lạc các cuộc bầu cử, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được sự cân bằng giữa thúc đẩy lợi ích của AI và ngăn chặn rủi ro tiềm ẩn.

Ông Klaus Schwab chia sẻ thêm: “Chúng ta phải tạo ra các rào chắn, chúng ta phải tạo ra các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo mang lại lợi ích cho loài người và không đưa chúng ta đến ngày tận thế”.

Diễn đàn Kinh tế thế giới diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ

Ông cho rằng AI có nhiều khía cạnh bao gồm sở hữu trí tuệ và an ninh quốc gia. Bên cạnh đó ông cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết của sự hợp tác toàn cầu. Thế giới cần có một khuôn khổ pháp lý về AI.

Để đạt được hiệu quả thì tất cả các quốc gia trong đó bao gồm các quốc gia hàng đầu về công nghệ cùng tham gia cuộc đàm phán tương tự như khuôn khổ COP về biến đổi khí hậu hay Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ở Vienna, Áo. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra một cơ chế toàn cầu để kiểm soát trí tuệ nhân tạo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực lượng Vũ trang Ấn Độ tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu quân sự quan trọng, sau loạt đòn tấn công nhằm vào các cơ sở bị cáo buộc là của khủng bố tại Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ nhận được món quà là một chiếc máy bay hạng sang Boeing 747-8 từ hoàng gia Qatar trong chuyến công du tới Trung Đông. Chiếc máy bay được mệnh danh là “cung điện trên không”, có thể được ông Trump sử dụng làm chuyên cơ dành cho Tổng thống.

Tại hạt Siaya, miền Tây Kenya, một sáng kiến trồng cây kết hợp công nghệ số đang mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.

Du khách quốc tế có thể hóa thân thành học sinh trung học một cách chân thực khi ghé thăm thị trấn Kimitsu, cách Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) khoảng 60km.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, Washington và Bắc Kinh đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong vòng đàm phán kéo dài hai ngày tại Geneva, Thụy Sĩ, về việc xoa dịu cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.