Thầy cô nỗ lực thích nghi và đổi mới
Nằm xa trung tâm thành phố Hà Nội, không có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường học tiếng Anh, nên những tiết học tiếng Anh với học sinh ở huyện miền núi Ba Vì là vô cùng quan trọng. Từ những bài học trên lớp, về nhà các em phải phát huy tính tự học là chính với sự hỗ trợ của các giáo viên. Tại trường THCS Tản Lĩnh (huyện Ba Vì), các thầy cô luôn kiên trì, không ngừng tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp, mong muốn mang đến cho học sinh cơ hội tiếp cận với thế giới rộng lớn qua tiếng Anh.
Ông Nguyễn Thành Hưng - Hiệu trưởng trường THCS Tản Lĩnh, cho biết: “Trường THCS Tản Lĩnh là một trong bảy trường thuộc xã miền núi của huyện Ba Vì, điều kiện giao tiếp cũng như điều kiện tiếp xúc của các em học sinh với tiếng Anh còn hạn chế. Vậy nên, nhà trường rất chú trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang tiến hành, cũng như luôn luôn động viên các thầy, cô và xác định môn tiếng Anh là một môn quan trọng”.
Áp dụng công nghệ vào công tác giảng dạy, được cho là giải pháp then chốt cho dạy ngoại ngữ ở các vùng sâu vùng xa, miền núi hay nông thôn. Vậy nên, huyện Đan Phượng từ lâu đã đầu tư mạnh mẽ vào các thiết bị thông minh trong công tác giảng dạy. Tại Trường tiểu học Đan Phượng, trong mỗi tiết học tiếng Anh, các em được làm bài tập, tương tác trực tiếp với giáo viên thông qua máy tính bảng. Thú vị với học sinh, nhưng đối với những giáo viên lớn tuổi, để có thể ứng dụng thành thạo công nghệ trong giảng dạy là một thách thức lớn.
Cô giáo Bùi Thị Giang - Trường tiểu học Đan Phượng, cho hay: “Chúng tôi là những giáo viên đã gần 50 tuổi rồi nên việc cập nhật công nghệ cũng tương đối bất cập. Nếu người dạy chủ động trong việc sử dụng công nghệ, các thiết bị dạy học, điều đó sẽ là động lực giúp cho học sinh và bản thân có thể làm chủ bài dạy. Mọi cố gắng của chúng tôi đều nhằm mục đích vì học sinh và tạo ra một thế hệ sẵn sàng tiếp cận những cái mới trong xã hội. Tất cả vì học sinh thân yêu, vì một trường học hạnh phúc”.
Để phổ cập tiếng Anh trong nhà trường, trong xã hội là một mục tiêu không hề đơn giản. Dù gặp phải nhiều thách thức, nhưng chính những khó khăn đó lại là động lực để các nhà giáo ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân.


Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội thu học phí lớp 6 từ 3,6-5,78 triệu đồng một tháng, tương đương nhiều trường tư.
Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT. Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.
0