Thầy cô làm đẹp lớp đón học sinh trở lại trường
Tại huyện miền núi Ba Vì, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên các giáo viên ở đây đã tự tay trang trí trường lớp với mong muốn mang lại những niềm vui, điều mới mẻ cho học trò của mình trong năm học mới.
Dù không gian lớp học được trang trí từ trước kỳ nghỉ hè vẫn còn mới, nhưng các cô giáo ở Trường Mầm non Minh Châu, huyện Ba Vì vẫn quyết định làm một không gian mới để chào đón trẻ đến trường vào 5/9 tới.
Bà Phương Thị Kiều - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Minh Châu – Xã Minh Châu – Huyện Ba Vì chia sẻ: “Nhà trường đã mua các đồ dùng, đồ chơi về và các cô cũng lên ý tưởng của mình để trang trí theo từng chủ đề sự kiện. Các cô sử dụng những gam màu rực rỡ nhất, xinh tươi nhất để trang trí lớp học cho các con với chủ đề là chuẩn bị đón con đến trường nhằm giúp các con đi học với niềm hạnh phúc nhất.”
Mỗi một lớp học được trang trí với chủ đề và màu sắc khác nhau. Không những thế, các cô giáo ở đây còn tự tay làm những con vật, hình thù đáng yêu để làm quà tặng năm học mới cho các bé.
Trường Mầm non Minh Châu có 16 lớp học, trong đó 13 lớp vẫn ở khu nhà cũ. Và các cô giáo ở đây đã vẽ lên những bức tường để làm cho những lớp học cũ trở nên khang trang hơn.
Cô giáo Nguyễn Thị Nam - Trường Mầm non Minh Châu – Xã Minh Châu – Huyện Ba Vì cho hay: “Đội ngũ giáo viên chúng tôi rất cố gắng để làm sao xây dựng môi trường lớp học cho các con được khang trang, sạch đẹp và an toàn nhất bằng việc các cô đi lao động, đi trang trí lớp học. Từ những bìa carton, những tờ giấy hỏng, chúng tôi cũng cố gắng tận dụng để tạo những bức tranh thật đẹp dán vào bức tường đã cũ, mốc hỏng nhằm thu hút các con muốn được đi học.”
Ở xã đảo Minh Châu còn nhiều khó khăn, nên việc chuẩn bị cho năm học mới đều do các thầy cô tự tay làm. Từng góc nhỏ đều chỉn chu. Sự yêu trò mến trường của những giáo viên xã đảo đã giúp cho những lớp học ở đây khang trang, sạch đẹp, sẵn sàng đón năm học mới như những ngôi trường ở Hà Nội.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0