Thao túng thị trường nhìn từ chuyện bỏ cọc ở Thanh Oai

Đúng như dự đoán, phần lớn người trúng đấu giá đất tại xã Thanh Cao huyện Thanh Oai (Hà Nội) ngày 10/8 vừa qua đều đã bỏ cọc. Chỉ có 13/68 trường hợp nộp tiền đúng hạn.

Một tháng trước, ngày 10/8/2024, khu vực nhà thi đấu huyện Thanh Oai chật kín người, với hơn 1.500 người tham dự, trên 4.200 hồ sơ để đấu giá 68 thửa đất. Mức trúng đấu giá lên tới 100,5 triệu đồng cho 1 mét vuông đất ở một khu vực chưa có hạ tầng đồng bộ, cách trung tâm thành phố tới hơn 30km.

Anh Nguyễn Văn Ngọc (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai), một trong những người tham gia buổi đấu giá, cho rằng giá trúng cao bất thường, thị trường Thanh Oai hấp thụ là rất khó.

Ngày 10/8/2024, hơn 1.500 người tham dự đấu giá 68 thửa đất tại khu vực nhà thi đấu huyện Thanh Oai.

Ngay khi có kết quả, cò đất - đầu cơ đã xuất hiện quanh khu vực đất đấu giá. Một tháng sau, 55 trường hợp trả giá cao, trong đó có người trả thửa đất cao nhất lên đến hơn 100 triệu đồng/mét vuông, đã bỏ cọc. Chiêu trò tạo sốt ảo, trả giá cao rồi thiết lập mặt bằng mới cho các thửa đất ở khu vực xung quanh đã lộ diện. Từ mức khởi điểm bình quân 27 đến hơn 30 triệu đồng/mét vuông, giá đất Thanh Oai đã bị thổi gấp đôi.

GS.TS Bùi Ngọc Sơn, nguyên Trưởng phòng Kinh tế quốc tế - Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới, cho rằng: "Người mua lãi rồi sau đó bỏ cọc, giờ sẽ tiến hành thế nào? Nhiều người sẽ bị kẹt tiền, mặt bằng giá mới được thiết lập sẽ gây nhiều hệ lụy, Nhà nước giải phóng mặt bằng sẽ khó khăn, phải bỏ ra lượng tiền lớn, gây khó khăn phát triển kinh tế".

Một khu đất đấu giá.

Bỏ cọc sau khi đầu cơ đạt mục đích tạo “sóng”. Đất nền quanh khu vực thiết lập một mặt bằng giá mới, thị trường bất động sản bị nhiễu loạn bởi sốt ảo, giá ảo. Địa phương mất thêm nhiều công sức, tiền của để tổ chức đấu giá lại. Chiêu trò này nếu không bị xử lý, sẽ tái diễn ở một cuộc đấu giá khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.

Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.

Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.