Tháo gỡ vướng mắc về pháp lý để tăng tốc, đột phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý để huy động và sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển nhanh, bền vững.

Ngày 24/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024 để thảo luận, cho ý kiến đối với 8 nội dung, trong đó có 7 dự án, đề nghị xây dựng luật và một nội dung báo cáo.

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ xây dựng pháp luật tháng 8, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến với Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đề nghị xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi); Đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý thuế, Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, nửa nhiệm kỳ 2021- 2026 đã đi qua, nhờ sự nỗ lực lớn của toàn Đảng, toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của người dân và doanh nghiệp, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhiều chỉ tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng cơ bản đạt và vượt.

Tuy nhiên vẫn còn những chỉ tiêu cần sự tăng tốc, bứt phá trong gần nửa nhiệm kỳ còn lại mới đạt được; vẫn còn những nút thắt, vướng mắc về thể chế. Một trong những giải pháp để tăng tốc, đột phá là phải tháo gỡ được vướng mắc về pháp lý, hoàn thiện thể chế; tăng cường phân cấp, phân quyền, tránh cơ chế xin – cho, giảm chi phí tuân thủ của cơ quan, doanh nghiệp, người dân.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo; bố trí nguồn lực, cán bộ có trình độ, tâm huyết cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế.

Ngay Kỳ họp thứ 8 sắp tới của Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình một luật sửa nhiều luật và một số luật khác, nhằm tháo gỡ vướng mắc, huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực ngoài Nhà nước cho phát triển.

Theo Thủ tướng, từ đầu năm 2024 đến nay, Chính phủ đã tổ chức 7 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, thực hiện một trong ba đột phá chiến lược là xây dựng, hoàn thiện thể chế. Tại phiên họp này, Chính phủ xem xét 8 nội dung. Các nội dung rất phong phú, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, trong khi yêu cầu cao, thời gian có hạn. Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ khẩn trương hoàn thiện các luật để trình Quốc hội theo đúng thủ tục, thời gian và đảm bảo chất lượng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hồ Quốc Thân (sinh năm 1992) trú tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, bị Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố, điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "Tàng trữ tiền giả"; đồng thời khởi tố một bị can khác về tội "Tàng trữ tiền giả".

Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Thị Thái là người đại diện pháp lý cho Công ty cổ phần trang sức Coco Lee Diamond Hà Nội về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bộ Tư pháp đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” trong sáng 6/3.

Điều tra viên ở công an cấp xã có nhiệm vụ thụ lý, thụ lý điều tra, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra công an cấp tỉnh.

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 6 bị cáo có hành vi "thổi giá đất" đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m² tại xã Quang Tiến huyện Sóc Sơn.

Bảy tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành cơ quan trung ương và địa phương.