Tháo chạy khỏi Kursk, Ukraine bỏ lại loạt thiết bị quân sự NATO

Bộ Quốc phòng Nga đã công bố hình ảnh về các thiết bị quân sự mà binh sĩ Ukraine bỏ lại các khu vực ở tỉnh Kursk đã bị Nga tái kiểm soát.

Theo một chỉ huy tiểu đoàn thuộc Nhóm tác chiến phía Bắc có biệt danh 'Vostok', quân đội Ukraine chỉ sở hữu một số vũ khí từ thời Liên Xô, tất cả vũ khí và đạn dược còn lại đều do các nước NATO cung cấp. Ông cho biết có nhiều vũ khí của Mỹ, Séc và Thụy Điển. Cảnh quay cho thấy, các thiết bị quân sự bị hư hỏng, cũng như súng phóng lựu và UAV được cho là do quân nhân Ukraine bỏ lại.

“Đây là những quả bom. Họ đã nhét lựu đạn của Mỹ vào đó. Bạn có thể biết điều đó qua những vỏ đạn này ở đây. Họ đang sử dụng lựu đạn cầm tay M62 của Mỹ”, một quân nhân của Trung đoàn Súng trường cơ giới 352 được biết đến với biệt danh 'Luna' cho biết. “Khi đơn vị của chúng tôi đẩy đối phương ra khỏi khu vực rừng rậm này, việc di chuyển vào Russkoe Porechnoye và Kositsa dễ dàng hơn nhiều vì họ không còn sự hỗ trợ của UAV nữa. Họ có tất cả các đơn vị điều khiển UAV ở đây”, quân nhân này cho biết thêm.

Xe bọc thép Ukraine bị phá hủy ở Kursk. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Ngày 13/3, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, quân đội nước này đã giành lại thị trấn chiến lược Sudzha và một số khu định cư khác ở khu vực Kursk. Tổng thống Vladimir Putin cho biết, tình hình ở Kursk hiện đã hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Moscow và các lực lượng Ukraine đang “hoàn toàn bị cô lập”. Hôm 14/3, cả Tổng thống Nga và người đồng nhiệm Mỹ Donald Trump đều công khai bình luận về tình trạng bị bao vây của lực lượng Ukraine.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 15/3 đã phủ nhận các đơn vị của Ukraine đang “bị bao vây”, tuyên bố rằng giao tranh vẫn đang “tiếp tục và quân đội Ukraine đang thực hiện các nhiệm vụ chính xác như họ nên làm”.

Ukraine đã phát động một cuộc tấn công lớn vào khu vực Kursk của Nga vào tháng 8/2024, chiếm được thị trấn Sudzha và hàng chục ngôi làng. Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, cuộc xâm nhập qua biên giới được quốc tế công nhận của hai nước là một nỗ lực nhằm giành đòn bẩy cho các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.

Tuy nhiên, cuộc tiến công của quân đội Ukraine đã nhanh chóng bị quân đội Nga chặn lại và kể từ đó, quân đội Nga đã dần giành lại quyền kiểm soát khu vực này.

Binh sĩ Nga đứng cạnh xe tăng Abrams Ukraine tại tỉnh Kursk. Ảnh: RIA Novosti.

DeepState, nhóm phân tích thông tin tình báo có liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 16/3 công bố bản đồ cho thấy, các đơn vị nước này còn hiện diện tại hai khu vực sát biên giới ở tỉnh Kursk. Cả hai vùng đều bị tấn công từ nhiều hướng và gần như chia cắt hoàn toàn. Hiện quân đội Ukraine dường như chỉ còn kiểm soát khu vực rộng 110 km² tại Kursk, tương đương 8,5% lãnh thổ từng giành được trong chiến dịch ở đây.

Giới chức Ukraine chưa bình luận về thông tin do DeepState đưa ra. Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cùng ngày cập nhật bản đồ chiến sự tại Kursk, ngầm thừa nhận đã rút hoàn toàn lực lượng khỏi Sudzha, đô thị lớn nhất Kiev từng giành được và là trung tâm chỉ huy, hậu cần trong chiến dịch Kursk.

Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 14/3 tuyên bố, quân đội Ukraine đã “hoàn thành mục tiêu” trong chiến dịch tấn công tỉnh Kursk, đó là kéo lực lượng Nga khỏi mặt trận Donetsk, Kharkov và Sumy. Ông cho biết, “đối phương sẽ rất khó tìm ra cơ hội khác để kiểm soát Pokrovsk”, đề cập thành trì chiến lược và đầu mối hậu cần do Ukraine kiểm soát tại tỉnh Donetsk.

Ông Zelensky không cho biết liệu các đơn vị Ukraine đã rút hoàn toàn khỏi tỉnh Kursk hay chưa, nhưng giới chuyên gia phương Tây nhận định, đây là một trong những dấu hiệu cho thấy chiến dịch của Kiev đang đi đến hồi kết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nga cảnh báo việc Ukraine thay thế Tổng tư lệnh quân đội sẽ không cải thiện tình hình chiến trường. Trong khi đó, phương Tây vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí bất chấp các nỗ lực thúc đẩy hòa bình.

Israel vừa triển khai một chiến dịch trên bộ có giới hạn ở khu vực trung và nam Dải Gaza nhằm thiết lập vùng đệm giữa hai khu vực này.

Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ nhóm họp trong ngày 20 - 21/3 tại Brussels, Bỉ để thảo luận về nhiều vấn đề được quan tâm hiện nay trong đó có Ukraine, Trung Đông, quốc phòng và di cư.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý rằng việc Mỹ sở hữu các nhà máy điện của Ukraine có thể giúp đảm bảo an ninh cho các cơ sở này.

Chính phủ Pháp đang lên kế hoạch phát “sổ tay sinh tồn” cho người dân, nhằm nâng cao kiến thức ứng phó trước các mối đe dọa xung đột vũ trang, khủng hoảng y tế và thiên tai.

Phiến quân Houthi của Yemen tuyên bố bắn một tên lửa đạn đạo về phía sân bay Ben Gurion, gần Thủ đô Tel Aviv của Israel.