Thành tựu đối ngoại của Biden: Dùng khác biệt để cách biệt

Đúng một tuần trước khi rời nhiệm sở và nhường Nhà Trắng cho người mà chính mình đã kế nhiệm cách đây 4 năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổng kết thành quả đối ngoại của cả một nhiệm kỳ tổng thống.

Gần 4 năm trước, ông Biden đã phát đi thông điệp đối ngoại trọng tâm là đưa "ngoại giao trở lại tâm điểm của chính sách đối ngoại" của nước Mỹ, sau 4 năm chính sách đối ngoại của Mỹ bị cương toả trong vòng kim cô của khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết" của người tiền nhiệm là ông Donald Trump thuộc Đảng Cộng hoà.

Ông Biden dùng việc tổng kết thành quả đối ngoại của mình không phải đơn thuần chỉ để thể hiện là đã có được nhiệm kỳ cầm quyền rất thành công về đối ngoại, mà còn làm rõ sự khác biệt giữa thành công của mình và thất bại của ông Trump về đối ngoại, cũng như để tạo dựng nên sự cách biệt về thành tựu đối ngoại giữa mình và ông Trump, tạo nấc thang thành công thách thức ông Trump trong nhiệm kỳ cầm quyền sắp tới về đối ngoại trong hàm ý người này không thể bằng được mình.

Ông Biden liệt kê ra đầy đủ những thành quả đối ngoại có ý nghĩa quan trọng to lớn đối với nước Mỹ, để qua đó đề cao vai trò của chính mình: Nước Mỹ thắng trong cuộc ganh đua trên thế giới; Trung Quốc không bao giờ bằng được Mỹ và Nga không đạt được bất cứ mục tiêu chiến lược nào đặt ra cho cuộc chiến tranh ở Ukraine giữa Nga và Ukraine; nước Mỹ hiện tại hùng mạnh hơn rất nhiều so với cách đây 4 năm.

Ông Biden quả quyết nước Mỹ "lại lãnh đạo và thống nhất các quốc gia", "xác định chương trình nghị sự cho cả thế giới" và tập hợp các nước hậu thuẫn "những kế hoạch và sứ mệnh của nước Mỹ". Ông Biden đặc biệt nhấn mạnh việc nước Mỹ "không còn tiến hành cuộc chiến tranh nào nữa".

Tất cả những điều trên đều khác biệt rất cơ bản so với thời ông Trump cầm quyền và ông Trump rất khó có thể đạt được, kế thừa hay tiếp nối, nếu không thay đổi và điều chỉnh định hướng cũng như cách thức cầm quyền được thực thi ở nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ trước đấy.

Tổng kết trên của ông Biden không phải hoàn toàn không có cơ sở và không phải tất cả đều quá lời. Ông Biden đã thống nhất nội bộ và củng cố được sức mạnh của Khối Phương Tây trên nhiều phương diện và đã khôi phục được vị thế, vai trò và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Sự bất hợp tác của phe Đảng Cộng hoà, rạn nứt trong nội bộ phía Đảng Dân chủ Mỹ, các cuộc chiến tranh ở Ukraine và ở khu vực Trung Đông đều thách thức năng lực cầm quyền của ông Biden. Hệ luỵ của chuyện rút quân Mỹ khỏi Afghanistan và hoạt động khủng bố của những lực lượng Hồi giáo cực đoan phủ bóng đen xuống thành quả đối ngoại của ông Biden. Nga và Trung Quốc đã cho ông Biden thấy rõ giới hạn của sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Dù vậy, ông Biden cũng vẫn đã tạo nên được sự khác biệt và cách biệt với ông Trump về đối ngoại mà người này khó có thể khắc phục được trong thời gian 4 năm tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nga cảnh báo việc Ukraine thay thế Tổng tư lệnh quân đội sẽ không cải thiện tình hình chiến trường. Trong khi đó, phương Tây vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí bất chấp các nỗ lực thúc đẩy hòa bình.

Israel vừa triển khai một chiến dịch trên bộ có giới hạn ở khu vực trung và nam Dải Gaza nhằm thiết lập vùng đệm giữa hai khu vực này.

Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ nhóm họp trong ngày 20 - 21/3 tại Brussels, Bỉ để thảo luận về nhiều vấn đề được quan tâm hiện nay trong đó có Ukraine, Trung Đông, quốc phòng và di cư.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý rằng việc Mỹ sở hữu các nhà máy điện của Ukraine có thể giúp đảm bảo an ninh cho các cơ sở này.

Chính phủ Pháp đang lên kế hoạch phát “sổ tay sinh tồn” cho người dân, nhằm nâng cao kiến thức ứng phó trước các mối đe dọa xung đột vũ trang, khủng hoảng y tế và thiên tai.

Phiến quân Houthi của Yemen tuyên bố bắn một tên lửa đạn đạo về phía sân bay Ben Gurion, gần Thủ đô Tel Aviv của Israel.