Thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên của cả nước
Ngay sau sự kiện này, phóng viên thường trú Đài Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi phỏng vấn với bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (FFA), Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Đông Hiệp.
PV: Thưa bà ! Hôm nay, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông qua việc thành lập Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, đây là sở an toàn thực phẩm trực thuộc UBND đầu tiên của cả nước. Trước thông tin này, dưới góc độ của đại diện hội lương thực thực phẩm thành phố cũng như ở góc độ chuyên môn, bà có đánh giá như thế nào ?
Bà Lý Kim Chi: Tôi cho rằng, việc TP.HCM thông qua việc thành lập Sở An toàn Thực phẩm là quyết tâm rất cao của chính phủ và chính quyền TP trong thời gian qua được quốc hội thông qua. Hôm nay được Hội đồng Nhân dân Thành phố thông qua, chúng tôi với tư cách là một hội ngành nghề lương thực thực phẩm, thời gian qua chúng tôi đã cùng với Ban An toàn Thực phẩm tương tác với nhau, hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp từ thủ tục hành chính lẫn trong các vấn đề An toàn Thực phẩm và chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm trước đây. Một thành phố cần quản lý về an toàn thực phẩm như hiện nay, thì việc thành lập Sở rất phù hợp với xu thế hiện nay.
PV: Như vậy có thể hiểu, việc thành lập Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh có thể là một bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm cho người dân thành phố phải không, thưa bà?
Bà Lý Kim Chi: TP.HCM với 13 triệu dân, phải đặt vấn đề an toàn thực phẩm ở mức độ cao, bởi lượng tiêu thụ và sản xuất thực phẩm là rất lớn. Với thành phố đông dân như vậy, thì sự quản lý phải hết sức chặt chẽ, nếu không sẽ xảy ra nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm, liên quan đến toàn bộ sức khỏe người dân. Việc thành lập Sở An toàn thực phẩm rất phù hợp với điều kiện của thành phố.
PV: Với việc thành lập Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, bà có kỳ vọng Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có vai trò như thế nào trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân thành phố?
Bà Lý Kim Chi: Trước đây, khi chưa thí điểm Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm, việc quản lý an toàn thực phẩm có sự phân công của ba sở. Do chưa tập trung, nên có những giai đoạn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm nơi này nơi kia;, nhưng từ khi TP.HCM thành lập Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm thì trách nhiệm của ba cơ quan quy về một mối, từ đó đã xử lý và giải quyết rất nhanh gọn và rốt ráo một số vấn đề về an toàn thực phẩm. Đặc biệt là trong 6 năm thí điểm, Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm đã gắn bó, đã hướng dẫn được tất cả những việc về an toàn vệ sinh thực phẩm tại rất tốt cho TP.HCM không bị chậm về thủ tục hành chính và sản xuất cũng như xử lý ngay khi có tình huống xuất hiện liên quan tới vấn đề an toàn thực phẩm. Việc hôm nay chính thức thành lập Sở An toàn thực phẩm cũng là để hợp thức hóa việc của ban, mà từ trước đến giờ chúng tôi cũng luôn luôn sát cánh với Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm vậy .
PV: Theo bà, liệu mô hình này có nên nhân rộng ra rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước?
Bà Lý Kim Chi: Với những thành phố lớn đặc biệt như TP.HCM và một số thành phố lớn khác, việc thành lập Sở An toàn thực phẩm là hết sức cần thiết; đó chính là kết quả của việc thí điểm Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm tại TP.HCM thời gian qua.
PV: Xin cảm ơn bà đã tham gia cuộc trao đổi. Chúc cho Hội Lương thực Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh ngày càng thành công trong công tác phát triển ngành lương thực và thực phẩm.
(PV thường trú Đài Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh)


Tốc độ giao thông qua khu vực trường học tại một số nơi của Hà Nội đang ở mức cao (40km/h), tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đối với học sinh.
Việt Nam cần loại bỏ gần 700 xe buýt chạy dầu diesel mỗi năm và dần thay thế bằng xe buýt thuần điện tại các thành phố trực thuộc Trung ương để hoàn thành mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050.
Phòng CSGT Hà Nội đã tăng cường các tổ công tác kiểm tra tại các tuyến đường quận, huyện, để ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm luật giao thông.
Hai phương án về việc lập dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cao tốc CT.07 đoạn Hà Nội - Thái Nguyên theo phương thức đối tác công - tư (PPP) đã được doanh nghiệp nghiên cứu báo cáo đề xuất gửi Bộ Xây dựng.
Tuyến tàu khách liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ được khôi phục từ ngày 25/5, sau 5 năm tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Nhiều tuyến đường ở thị xã Sơn Tây chưa hoàn thành cải tạo, nâng cấp do vướng mắc trong giải phòng mặt bằng, gây ra không ít hệ lụy cho người dân quanh khu vực.
0