Thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng. Cùng dự Hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trong đó Bộ Dân tộc và Tôn giáo là một trong 17 bộ, cơ quan ngang bộ thuộc cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung giữ chức Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Dân tộc và Tôn giáo; có các quyết định bổ nhiệm các Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo gồm các ông, bà: Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà và Nguyễn Hải Trung.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần đầu tiên được thành lập, khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với công tác dân tộc và tôn giáo, vừa thúc đẩy các phong trào, hoạt động dân tộc, tôn giáo, vừa quản lý hiệu quả và phát huy hơn nữa đóng góp của các dân tộc, các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực, đóng góp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà và Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trong lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo và dân tộc thời gian qua; chúc mừng đồng chí Đào Ngọc Dung được giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Nêu vai trò của các dân tộc, các tôn giáo ở Việt Nam, Thủ tướng lưu ý, Bộ Dân tộc và Tôn giáo phải phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đưa văn hóa các dân tộc trở thành nguồn lực phát triển, phục vụ đất nước, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, vừa biến văn hóa thành của cải vật chất, trong đó có triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí.
Cùng với đó, cần bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, kết hợp chặt chẽ giữa đạo và đời, đời và đạo, tôn giáo gắn bó với dân tộc; thể chế hóa, thực hiện tốt việc quản lý nhà nước, quản lý để phát triển, thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nguyện vọng của nhân dân về công tác tôn giáo; đồng thời nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo theo sự phát triển của đất nước.
Thủ tướng mong muốn các tổ chức tôn giáo, các hoạt động tôn giáo lành mạnh, gắn với sự phát triển của đất nước, phát huy đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, nâng cao vai trò của tôn giáo trong xã hội và trên trường quốc tế. Lưu ý, không để các thế lực thù địch, phản động kích động vấn đề tôn giáo, gây chia rẽ giữa các tôn giáo.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Dân tộc và Tôn giáo bắt tay ngay vào công việc, không để gián đoạn công việc, nhất là những công việc liên quan tới người dân, công tác dân tộc và tôn giáo tích cực góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng GDP từ 8% trở lên.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước khi quyết định thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo; cam kết tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi lễ, thực hiện tốt nhất mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân đã giao phó.


Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô nghiêm túc triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần lan tỏa giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong cộng đồng.
Thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng nay 13/5, các đại biểu Quốc hội kiến nghị có chế tài với doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm công bố thông tin, gây ảnh hưởng tới quyền giám sát của xã hội, nhà đầu tư với các doanh nghiệp này.
Vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang rất nan giải, đã đến lúc phải có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm khắc để thay đổi nhận thức và thói quen của chính những người kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa nhấn mạnh, Thụy Điển mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mong muốn hợp tác có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Bất động sản là “miếng mồi béo bở”, nhưng không thể vì thế mà để mọi doanh nghiệp nhà nước ào ạt chen chân.
0