Tháng 11, chỉ số giá lương thực thế giới tăng cao nhất
Chỉ số giá do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) biên soạn để theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu đã tăng lên 127,5 điểm vào tháng 11, cao hơn mức 126,9 điểm đã điều chỉnh vào tháng 10. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong 19 tháng và tăng tới 5,7% so với một năm trước.
Tính theo mặt hàng, chỉ số dầu thực vật tăng 7,5% so với mức ghi nhận được một tháng trước và tăng 32% so với một năm trước đó, do thị trường lo ngại về sản lượng dầu cọ thấp hơn dự kiến tại khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, giá dầu đậu nành đi lên do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu tăng mạnh, trong khi dầu hạt cải và dầu hướng dương cũng cùng xu hướng. Các chỉ số giá thực phẩm khác đều giảm.
Trong khi đó, sản lượng ngũ cốc thế giới dự kiến sẽ tăng 0,6% lên 2,859 tỷ tấn nhờ mức tiêu thụ ngày càng tăng. Do đó, FAO dự đoán mức cung toàn cầu đủ đáp ứng thị trường.


Trong bối cảnh lo ngại thuế quan có thể đẩy giá ô tô tăng cao, người tiêu dùng Mỹ đổ xô mua ô tô và xe tải, khiến nguồn cung sụt giảm.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư đã diễn ra đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp về hợp tác công - tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, vào trưa 17/4 tại Hà Nội.
Sự gia tăng chóng mặt của giá vàng những ngày gần đây càng kích thích tâm lý đám đông, khiến nhiều người dân chấp nhận xếp hàng dài chờ đợi tới lượt được mua vàng.
Trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam (Cicon Vietnam 2025), phía Hàn Quốc kỳ vọng Việt Nam sẽ cùng hợp tác với Hàn Quốc để nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ AI.
Giá xăng lại giảm tiếp 350-390 đồng/lít từ 15 giờ ngày 17/4, đưa giá bán lẻ xăng RON 95 về dưới 19.000 đồng/lít, mức giá thấp nhất 5 năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hồi phục khá mạnh trong cuối phiên chiều 17/4 sau khi chứng khiến nhiều phiên giảm điểm mạnh trước những “sóng gió” thuế quan.
0