Tham quan Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Bảo tàng hiện có 2.674 mẫu chim của 381 loài, chiếm 45% tổng số loài chim hiện có ở Việt Nam thuộc 18 bộ, 68 họ. Không chỉ là nơi trưng bày, Bảo tàng Sinh học còn là môi trường học tập lý tưởng, nơi đã đồng hành cùng hàng nghìn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh thực hiện khoá luận, luận văn hay luận án tiến sĩ. Từ phân loại học, đa dạng sinh học, đến sinh học môi trường, bảo tàng chính là nguồn cảm hứng và tri thức vô giá, chắp cánh cho những người trẻ nuôi dưỡng đam mê và ước mơ lớn.

Nhân dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng mở cửa cho người dân tham quan, ông Nguyễn Tuấn Khải, cựu sinh viên Đại học Tổng hợp, dù đã bước qua tuổi 74, nhưng từ sáng sớm, ông đã có mặt tại Bảo tàng Sinh học, kiên nhẫn đứng xếp hàng để chờ đến lượt vào tham quan. Điều ông mong chờ nhất là được bước vào căn phòng trưng bày những mẫu vật quý giá về các loài thú họ mèo, từ hổ Đông Dương, mèo rừng, beo lửa và mèo gấm. Dường như mỗi mẫu vật đều gợi lại cho ông những ký ức và niềm yêu thích suốt cả một đời.

Ông Khải chia sẻ: "Đã lâu quá rồi, kể từ ngày tôi ra trường, xong rồi vào chiến trường mãi sau này giải phóng mới ra đây. Nhân dịp hôm nay Bảo tàng Sinh học mở cửa, tôi có đến đây để tham quan lại nơi ngày xưa mình đã từng học".

Thời gian tham quan mỗi lượt chỉ tối đa 10 phút, nhưng với ông Khải, từng khoảnh khắc đều đáng giá. Ông nhanh tay chụp lại những tấm hình kỷ niệm, như lưu giữ không chỉ những hình ảnh đẹp mà cả niềm đam mê bất tận với thiên nhiên và thế giới hoang dã.

Càng về trưa, dòng người đổ về bảo tàng ngày một đông hơn. Họ xếp hàng dài, kiên nhẫn chờ đợi, người che ô, người dùng áo khoác phủ lên đầu để tránh cái nắng hanh hao của những ngày cuối thu đầu đông. Không ai vội vã, không ai phàn nàn.

Chỉ trong những khoảnh khắc như thế này mới cảm nhận rõ nét sự sôi động và tinh thần cầu tiến của người dân Thủ đô, nơi mọi người không ngừng tìm kiếm tri thức, để sống, để học hỏi và để tiến lên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.

Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.

Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.

Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.

Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.