Thách thức với thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine
Do đó, theo các nhà phân tích, ngay cả khi Washington đạt thỏa thuận khoáng sản với Kiev, chính quyền Tổng thống Trump vẫn khó đạt được lợi ích lớn nếu không có sự đồng ý của Moscow.
Theo đài RT, mọi sáng kiến khai thác lớn đều cần sự hợp tác của Nga. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cần sự đảm bảo từ Nga rằng các mỏ khai thác sẽ không trở thành mục tiêu quân sự.
Mặt khác, khai thác kim loại đất hiếm có biên lợi nhuận thấp, và dù trữ lượng lớn, việc khai thác vẫn không đảm bảo có lãi. Nhiều mỏ của Ukraine đã cạn kiệt hoặc nằm dưới sự kiểm soát của Nga, trong khi việc phát triển mỏ mới đòi hỏi khoản đầu tư lớn, khó khả thi trong bối cảnh bất ổn hiện tại.
Vậy tại sao Tổng thống Trump lại quá tập trung vào vấn đề này? Theo giới quan sát, đó là tư duy kinh doanh của nhà lãnh đạo Mỹ, nhằm tìm kiếm các thỏa thuận tiềm năng, dù nhiều thỏa thuận không thành hiện thực. Đây cũng là phép thử lòng dành cho Tổng thống Zelensky, xem nhà lãnh đạo Ukraine có thể nhượng bộ đến mức nào dưới áp lực của chính quyền mới ở Mỹ.
Nếu Ukraine đồng ý ký thỏa thuận, Tổng thống Trump sẽ có chiến thắng chính trị. Trong khi đó, đối với ông Zelensky, việc ký một thỏa thuận như vậy sẽ khiến ông phải đối mặt với sự phản đối trong nước, thậm chí định đoạt số phận chính trị của ông.
Chủ tịch Quốc hội Ukraine Ruslan Stefanchuk tiết lộ với đài NHK (Nhật Bản) rằng Ukraine có thể sẽ ký kết thỏa thuận tài nguyên thiên nhiên với Mỹ vào ngày mai (24/2). Tuy nhiên, Ukraine được cho là đang cố gắng giảm những yêu cầu từ phía Mỹ và đưa vào những điều khoản mình mong muốn.


Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".
Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.
Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.
Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.
Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.
Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.
0