Thà thừa còn hơn thiếu

Trong những ngày qua, một trong những chuyện thời sự chính trị thế giới đặc biệt nổi bật là tin tức về sự hiện diện của binh lính Triều Tiên ở Nga.

Hàn Quốc đưa tin, đã có khoảng 3.000 binh lính Triều Tiên tới Nga tham gia huấn luyện để rồi tham chiến cho Nga trong cuộc chiến tranh hiện tại giữa Nga và Ukraine.

Sau đó, NATO và Mỹ khẳng định đã có từ 10.000 đến 13.000 binh lính Triều Tiên được đưa sang Nga. Phía bên Ukraine xác nhận phát hiện binh lính Triều Tiên ở vùng Kursk của Nga. Cả Nga lẫn Triều Tiên đều chưa lên tiếng về vấn đề này.

Vụ việc gây rúng động trong bối cảnh Nga phê chuẩn Hiệp ước an ninh với Triều Tiên mà trong đó bao hàm cả cam kết của bên này hậu thuẫn quân sự cho bên kia trong trường hợp bên kia bị tấn công. Viện Friedrich Naumann của Đức công bố một công trình nghiên cứu, tra khảo với kết quả Triều Tiên đã nhận về từ Nga 5,5 tỷ USD thanh toán cung ứng vũ khí cho Nga kể từ khi bùng phát cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Mới đây nhất, Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Cơ quan tình báo Hàn Quốc còn cho biết đã phát hiện những dấu hiệu về việc Triều Tiên có thể lại tiến hành thử hạt nhân vào thời điểm ngay trước ngày bầu cử tổng thống ở Mỹ. Sự xâu chuỗi những động thái này là nguyên cớ chính khiến phe Mỹ, NATO, Ukraine, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia phương Tây quan ngại sâu sắc về mức độ liên thủ giữa Nga và Triều Tiên.

Phe này làm rùm beng vụ việc từ rất sớm và cả khi không đưa ra được chứng cứ xác thực nào về binh lính Triều Tiên được đưa sang Nga bởi lo ngại việc này sẽ tạo ra bước ngoặt mới về chính trị, pháp lý và trong chừng mực nhất định cả về quân sự trong cuộc chiến tranh ở Ukraine, đương nhiên là theo hướng có lợi cho Nga và bất lợi cho phe ấy. Triều Tiên vừa làm phép thử vừa tạo tiền lệ, một khi đã có tiền lệ thì thông lệ sẽ không để cho phải chờ đợi lâu. Ngăn chặn hình thành tiền lệ chính là một trong ba mục đích mà phe kia theo đuổi với việc vội vã làm to chuyện trên. Mục đích thứ hai là lợi dụng để làm cớ và chuẩn bị dư luận cho việc tiếp tục dần nới lỏng hơn nữa những hạn chế áp đặt cho Ukraine về sử dụng vũ khí được các đồng minh phương Tây cung ứng. Mục đích thứ ba là cảnh báo và răn đe Nga và Triều Tiên về khả năng Nga "trả ơn" Triều Tiên bằng trợ giúp Triều Tiên phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân. Hàn Quốc phản ứng quyết liệt nhất chủ yếu vì lo ngại khả năng này.

Phương châm hành xử của Mỹ, NATO, Hàn Quốc, Ukraine và đồng minh khi khuấy động như vậy là theo phương châm thà thừa còn hơn thiếu, thà nhầm lẫn còn hơn bỏ sót.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.

Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.

Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.

Giá dầu thế giới gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 19/11. Những dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga - Ukraine khiến các nhà đầu tư thận trọng trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung.

Ngày 20/11, quân đội Pakistan cho biết ít nhất 12 binh sĩ đã thiệt mạng do vụ tấn công liều chết nhằm vào đồn kiểm soát quân sự tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử tỷ phú Howard Lutnick, Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ tài chính Cantor Fitzgerald làm Bộ trưởng Thương mại trong chính quyền sắp tới của mình. Việc bổ nhiệm ông Lutnick cần được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.