TGĐ Việt Á xin toà giải đáp để thoải mái tâm lý đi tù
Trả lời thẩm vấn, bị cáo Phan Quốc Việt cho biết với sai phạm tại 24 tỉnh thành, cơ sở y tế liên quan vụ án này, nếu có sai phạm thì ông chỉ là đồng phạm, chứ không phải chủ mưu. Cũng theo Phan Quốc Việt, trong vụ án này nếu có thiệt hại thì CDC các tỉnh cũng phải cùng bồi thường, chứ không thể quy cho riêng bị cáo.
Giải thích thêm, bị cáo Việt cho biết Công ty Việt Á công bố giá bán kit xét nghiệm, đơn vị nào đồng ý thì mua. Việt Á sau đó nộp thuế cho Nhà nước.
Theo Việt, mặt hàng này Nhà nước không áp giá nên bị cáo thấy không có nghĩa vụ chứng minh các khoản chi phí sản xuất.

Đại diện Viện kiểm sát lúc này đặt câu hỏi với Việt về công văn của Bộ Tài chính xác định "lợi nhuận tối đa được phép của mặt hàng này không quá 5%", nhưng bị cáo nói "chưa bao giờ nghe, không biết, cũng không ai thông báo".
"Ngay từ đầu, bị cáo đã biết đây là đề tài nghiên cứu của Nhà nước, là tài sản Nhà nước sở hữu, nhưng vẫn thông đồng để biến thành của riêng. Thế nên không thể nói là cơ chế thị trường rồi bán giá bao nhiêu thì bán. Mấu chốt của vấn đề là đề tài của Nhà nước và anh chiếm đoạt nó", kiểm sát viên nhắc nhở bị cáo Việt.
Cũng như các phiên tòa trước, Tổng Giám đốc Việt Á tiếp tục mong HĐXX xem xét bối cảnh phạm tội của bị cáo.
Ngoài ra, Việt cho rằng đến bây giờ cũng không được ai hướng dẫn bị cáo phải chống dịch như nào để không phạm luật. "Nhân đây, xin tòa giải đáp thắc mắc, để bị cáo đi tù tâm lý cũng thoải mái hơn", Việt nói.
Bản án sơ thẩm thể hiện, khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ cùng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Với mục đích để Công ty Việt Á được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu kit test, Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng để Việt Á được Bộ KH&CN phê duyệt tham gia, phối hợp với Học viện Quân y thực hiện đề tài.
Sau đó, Phan Quốc Việt đề nghị Nguyễn Văn Trịnh, Nguyễn Thanh Long can thiệp, tác động, chỉ đạo để Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức kit test Covid-19.
Theo cáo buộc, Việt Á sản xuất hơn 8,7 triệu kit test, nâng khống giá nguyên liệu đầu vào rồi bán, tặng, ứng trước hơn 8,3 triệu kit test cho các đơn vị, cơ sở y tế trên khắp cả nước.
Hành vi của Phan Quốc Việt và đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng.


Một đường dây kinh doanh đa cấp quy mô đặc biệt lớn, liên quan đến hơn 9.000 người với số tiền giao dịch hàng nghìn tỷ đồng vừa bị Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá.
Người dân được hướng dẫn góp ý sửa Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng VneID với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng nhân khẩu”.
Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định xử phạt hơn 12,5 tỷ đồng các hành vi vi phạm: kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, mỹ phẩm, quần áo, đồ trang sức… nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Một số người dân ở Hà Nội vẫn bị lừa đảo chiếm đoạt tiền, dù thực hiện xác thực khuôn mặt với tài khoản ngân hàng.
Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ cao tốc số 6 - Cục CSGT vừa phối hợp với lực lượng chức năng các tỉnh Bình Phước, Khánh Hòa chặn bắt các đối tượng phạm tội đang trên đường bỏ trốn.
Hai đối tượng trộm cắp tài sản của người dân bằng thủ đoạn móc cốp xe ở Hà Nội đã nhanh chóng bị Công an phường Láng Thượng (quận Đống Đa) bắt giữ.
0