Tết Đoan Ngọ ý nghĩa Văn hóa phong phú của Việt Nam

(HanoiTV) - Tết Đoan Ngọ thường được dân gian gọi là tết nửa năm, hay ngày “giết sâu bọ” 5/5 âm lịch. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống mang nhiều ý nghĩa văn hóa phong phú trở thành ngày Tết phù hợp với tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Thực phẩm lễ ngày Tết Đoan Ngọ - Văn hóa cổ truyền Việt Nam

Vào ngày này, nhiều người dân đã lựa chọn mua rượu nếp, hoa quả thắp hương và ước vọng sức khỏe dồi dào, không ốm đau bệnh tật.

Có rất nhiều cách giải thích về ngày “giết sâu bọ” trong dân gian. Theo Tiến sỹ Trần Long, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thì người Việt xưa ăn tết vào tháng 11 âm lịch. Do vậy, tháng 5 là thời điểm giữa năm, cùng lúc với việc kết thúc vụ Chiêm bước vào vụ Mùa. Đây là thời gian người dân làm lễ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng mùa vụ thành công nên còn gọi là tết giữa năm.

“Đoan Ngọ” mang ý nghĩa là bắt đầu Ngọ” chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày. Đoan Ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Chính nghề trồng lúa nước đã buộc người nông dân phải quan sát thời tiết nên nhờ vậy, phong tục tết Đoan Ngọ ở Việt Nam hình thành.

Ngay từ sáng sớm  bà Nguyễn Thu Liên, ở quận Hà Cầu, Hà Đông đã đi mua 2 hộp rượu nếp cái hoa vàng bà cho biết, năm nào vào ngày này  bà cũng mua rượu nếp và hoa quả thắp hương tổ tiên, với ước vọng sức khỏe, không ốm đau bệnh tật cho cả gia đình. Trong sâu  thẳm suy nghĩ bà vẫn còn nhớ như in khi còn nhỏ cứ vào sáng ngày Tết Đoan Ngọ, bố mẹ bà  thường gọi các con dậy sớm, khi chưa ăn sáng, cho mỗi người ăn một hai thìa rượu nếp, các loại hoa quả để "giết sâu bọ": “Ông cha ngày xưa là có rượu nếp để cho mọi sự nóng lên. Ăn để giết những con sâu bọ trong người mình để thanh lọc cơ thể. Tết cổ truyền bao nhiêu năm, các cụ truyền lại con cháu nối theo, giáo dục con cháu nhớ đến các cụ ngày xưa”. 

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì cho rằng: tiết trời nóng bức sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, nên hàng năm vào ngày này dân gian tổ chức nhiều tục với mục đích là phòng trừ bệnh tật, chủ yếu trên cơ thể người với một ước vọng có một sức khỏe dồi dào: “Việt Nam gọi là Tết giết sâu bọ cũng có nhiều cách giải thích, nhưng cơ bản người xưa quan niệm “tất cả những bệnh nội khoa, người ta đều do các loại sâu, bọ tấn công nên phải giết sâu bọ đó để bảo vệ sức khỏe".

Cho nên là giết sâu, bọ ở đây là giống như là khử trùng, vì sâu bọ là loại trùng, khử trùng khử độc, tiêu diệt các vi khuẩn trong người để con người trở nên khỏe mạnh. Ở Việt Nam tín nghĩa đó nổi lên hàng đầu và các hành vi hành động ăn uống, tổ chức trong ngày lễ thường hướng hẳn về việc tìm thuốc, hái thuốc sử dụng thuốc chữa bệnh như một hình thức vừa thực tế để vừa biểu tượng”.

Mặc dù ngày nay tục lệ cúng Tết Đoan Ngọ không còn cầu kỳ nữa, song vẫn còn khá phổ biến trong cả nước. Đây vẫn là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói chung để lưu giữ truyền thống tổ tiên, cha ông từ ngàn đời lưu lại../.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.

Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.