Temu tạm dừng hoạt động bán hàng tại Việt Nam

Sau thời gian 'gây bão', sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Hiện các đơn hàng mua trên sàn Temu không được làm thủ tục pháp lý để thông quan vào Việt Nam. Chỉ khi nào được Bộ Công Thương cấp phép, cơ quan hải quan mới thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua sàn.

Trước đó, nhiều khách hàng phản ánh các hoạt động giao dịch trên Temu hầu như đóng băng, sản phẩm đặt từ đầu tháng trước đến nay vẫn chưa nhận được.

Temu hiện đã chuyển hoàn toàn ngôn ngữ giao diện từ tiếng Việt sang tiếng Anh trên cả ứng dụng lẫn website. Hiện, người dùng tại Việt Nam chỉ có 3 lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Pháp.

Trên App Temu, sàn này thông báo tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau khi làm việc với Bộ Công Thương và được Bộ yêu cầu. Hiện chưa rõ thời điểm Temu hoạt động trở lại.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, sau khi làm việc với Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, sàn Temu dừng hoạt động đến khi hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương.

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng, người tiêu dùng không nên hoang mang quá nếu đã đặt hàng ở Temu trước đó, bởi nếu quá thời hạn mà chưa giao hàng, sàn Temu phải có nghĩa vụ chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.

Sàn thương mại điện tử Temu đã tạm dừng cung cấp dịch vụ bán hàng tại thị trường Việt Nam.

Temu, nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc PDD Holdings. Từ cuối tháng 9/2024, sàn thương mại điện tử này đã hiện diện trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam và thu hút nhiều người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên sau đó sàn này bị phát hiện chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Temu bán nhiều loại sản phẩm trực tiếp từ các nhà cung cấp Trung Quốc với giá cực thấp, thậm chí giảm giá tới 99% thông qua các chương trình khuyến mại chớp nhoáng. Mô hình của Temu dựa vào việc duy trì chi phí ở mức thấp nhất bằng cách kết nối người tiêu dùng trực tiếp với nhà cung cấp và chỉ xử lý công đoạn vận chuyển tới khách hàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

8 quốc gia thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) vừa thông báo sẽ tăng mạnh sản lượng dầu vào tháng 6 tới, bất chấp giá dầu đang giảm và lo ngại về nhu cầu suy yếu.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025, ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 211 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước.

Quy mô GDP của Việt Nam từ chưa đầy 2 tỉ USD vào giữa thập niên 1980 đã cán mốc gần 500 tỉ USD ở thời điểm hiện tại. Góp phần quan trọng vào sự phát triển này phải kể đến kinh tế tư nhân TP. HCM.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện rà soát toàn bộ sản phẩm và hoạt động quảng cáo để chấn chỉnh tình trạng thông tin sai lệch, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Chính phủ Hàn Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng với quyết định áp thuế 25% với phụ tùng ô tô xuất khẩu vào Mỹ và kêu gọi Mỹ ngừng áp dụng các biện pháp thuế quan mới.

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng diễn biến giá vàng trong nước hiện nay chưa ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ.