Temu dừng bán, quyền lợi người dùng ra sao?
Từ ngày 4/12, người tiêu dùng Việt Nam bất ngờ khi nền tảng thương mại điện tử Temu ngừng hỗ trợ tiếng Việt trên website và ứng dụng di động, chỉ còn hỗ trợ các ngôn ngữ Trung, Anh và Pháp.
Mặc dù tại thông báo phát đi mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương đã khẳng định đối với trường hợp đã thanh toán đơn hàng trên Temu phiên bản tiếng Việt mà chưa nhận được hàng, người tiêu dùng có thể hủy đơn hàng và yêu cầu hoàn tiền đối với đơn hàng đã đặt trước đó. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, rủi ro vẫn đang hoàn toàn nằm ở phía người tiêu dùng.
Luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên Trung tâm Trọng Tài quốc tế Việt Nam cho biết: “Sàn TMĐT bằng tiếng Việt, phục vụ cho người Việt nhưng lại không hiện diện ở Việt Nam mà nằm ở nước ngoài, hoàn toàn giao dịch với đơn vị nước ngoài thì pháp luật Việt Nam không điều chỉnh được và vụ việc này có nguy cơ như vậy. Về lý thì pháp luật các nước đều sẽ bảo vệ, nhưng chúng ta cũng không thể có chi phí, điều kiện, thông thạo pháp lý để sang nước ngoài khiếu nại hay khởi kiện, nhất là những đơn hàng giá trị nhỏ lẻ”.
Ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết: "Chúng ta có thể thiết lập cầu nối giữa đại diện pháp lý của các sàn TMĐT lớn của nước ngoài nhưng vẫn hoạt động tại Việt Nam và phía chúng ta để yêu cầu họ hỗ trợ và hợp tác".
Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bộ công thương cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh để yêu cầu các nền tảng TMĐT xuyên biên giới rà soát và thực hiện các trách nhiệm của nền tảng số trung gian đối người tiêu dùng tại Việt Nam.
Bà Lê Thị Hà - Trưởng phòng quản lý hoạt động TMĐT - Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương cho biết: "Người tiêu dùng cần nâng cao trách nhiệm tiêu dùng hơn nữa khi mua sắm thương mại điện tử, đặc biệt đối với các nền tảng TMĐT xuyên biên giới mà chưa được Bộ Công thương xác nhận thì cần phải cẩn trọng. Bên cạnh đó, danh sách những sàn TMĐT đã được chúng tôi cấp phép hiện đã công bố trên trang Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử".
Cũng theo Cục TMĐT và Kinh tế số, người tiêu dùng không nên hoang mang quá nếu đã đặt hàng ở Temu trước đó, bởi nếu quá thời hạn mà chưa giao hàng, sàn Temu phải có nghĩa vụ chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Có thể thấy, việc Temu ngừng hoạt động tạm thời tại Việt Nam một lần nữa nhắc nhở về sự quan trọng của các quy định pháp lý đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, đặc biệt là trong việc bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch quốc tế.


Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.
Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.
Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo chuyển cổ phiếu BCG của Công ty Cổ phần Bamboo Capital sang diện kiểm soát kể từ ngày 13/5, do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
Giá vàng nhẫn, vàng SJC chiều 13/5 đảo chiều tăng mạnh. So với thời điểm sáng 13/5, giá vàng miếng tăng trung bình 1,3 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn ghi nhận mức tăng cao nhất lên tới 1 triệu đồng/lượng.
0