Tàu ngầm 'sát thủ đại dương' của Mỹ tới Australia

USS Minnesota là tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ, đang hiện diện ngoài khơi vùng biển phía Tây Australia, trong bối cảnh Washington tăng cường hiện diện ở khu vực trong khuôn khổ thỏa thuận an ninh AUKUS ký năm 2021.

USS Minnesota (SSN 783) đã cập cảng Stirling của Australia, khởi động chuyến thăm đầu tiên trong số hai chuyến thăm đã được lên kế hoạch của đội tàu ngầm tấn công nhanh của Mỹ tới căn cứ này vào năm 2025.

Các chuyến thăm nằm trong khuôn khổ thỏa thuận an ninh giữa Australia, Anh và Mỹ (gọi tắt là AUKUS), nhằm cung cấp cho Australia năng lực tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị vũ khí.

Năm nay, USS Minnesota đang tiến hành các hoạt động trên biển trong khóa đào tạo chỉ huy tàu ngầm, một chương trình đào tạo dành cho các sĩ quan hải quân. Tại căn cứ Stirling, Hải quân Mỹ sẽ có cơ hội chia sẻ và so sánh các quy trình, chẳng hạn như xử lý vũ khí, với các đối tác Australia.

Được công bố vào tháng 3/2023, lộ trình tối ưu của trụ cột I của AUKUS có nội dung cơ bản là Mỹ và Anh sẽ giúp Australia phát triển và triển khai tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân, làm tăng sự hiện diện của hai cường quốc này ở Thái Bình Dương.

Thỏa thuận gồm ba giai đoạn. Giai đoạn một là thành lập lực lượng luân phiên tàu ngầm phía Tây vào năm 2027, nơi sẽ có tối đa bốn tàu ngầm tấn công của Mỹ và một tàu ngầm của Anh tiến hành các hoạt động ngoài khơi căn cứ hải quân Stirling. Giai đoạn này xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyên môn, khả năng duy trì và quản lý cần thiết để Australia vận hành và duy trì một hạm đội có chủ quyền gồm các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị vũ khí thông thường.

Giai đoạn hai sẽ triển khai vào đầu những năm 2030, khi Australia nhận được tàu ngầm tấn công lớp Virginia đầu tiên trong số ba tàu ngầm mua từ Mỹ. Giai đoạn ba triển khai khả năng tàu ngầm tấn công bền bỉ của cả Anh và Australia.

Minnesota là tàu ngầm thứ tư của Mỹ thực hiện chuyến thăm cảng Stirling kể từ khi lộ trình tối ưu của trụ cột I của AUKUS được công bố.

Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia USS Minnesota (SSN-783) ở ngoài khơi bờ biển Tây Australia. Ảnh: Reuters.

Trước đó, tàu USS North Carolina (SSN 777) đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên vào tháng 8/2023, USS Annapolis (SSN 760) đã ghé thăm vào tháng 3/2024 và gần đây nhất là USS Hawaii (SSN 776) đã ghé thăm Australia từ tháng 8-9/2024.

USS Minnesota là tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia, có thể lặn sâu 240m, đạt tốc độ 46 km/h, với 140 thủy thủ đoàn. Sĩ quan chỉ huy tàu, Jeffrey Corneille cho biết, tàu ngầm lớp Virginia là "tàu chiến tiên tiến nhất thế giới".

Khác với các tàu ngầm diesel - điện của Australia, USS Minnesota chạy bằng năng lượng hạt nhân nên không cần nổi lên mặt nước để sạc điện cho ắc quy. USS Minnesota thường hoạt động liên tục 30 ngày dưới lòng biển, trước khi cập cảng để bổ sung thực phẩm tươi.

Bên trong tàu, thủy thủ đoàn sử dụng cần điều khiển để xem xét hình ảnh màn hình từ cột quang tử đã thay thế kính tiềm vọng. Tàu cần đội 6 người vận hành hệ thống thủy lực để nạp một quả ngư lôi vào trạng thái sẵn sàng khai hỏa. Tàu ngầm không có cửa sổ và các không gian cá nhân rất hạn chế.

Chương trình tàu ngầm Virginia đã được "miễn trừ" khỏi các khoản cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc, thể hiện sự ưu tiên của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Trong khuôn khổ AUKUS, dự án quốc phòng tốn kém nhất của Australia, chính quyền Canberra sẽ mua hai tàu ngầm lớp Virginia đã qua sử dụng vào thập kỷ tới và đóng một lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới với Anh để thay thế hạm đội chạy bằng động cơ diesel cũ kỹ của mình. Để chuẩn bị cho mục tiêu này, Australia sẽ biên chế 115 nhân sự trong hệ thống đào tạo hải quân hạt nhân của Mỹ hoặc trên tàu ngầm Virginia, cộng với 130 nhân sự đào tạo bảo dưỡng tàu ngầm hạt nhân tại Trân Châu Cảng ở Hawaii.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.