Tạo sinh kế cho người khuyết tật từ nguồn vốn ưu đãi
Ngày càng nhiều người khuyết tật có vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán nhỏ để tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Dù tuổi cao và không may bị khuyết tật vận động, ông Dư Văn Sinh ở xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức vẫn chăm chỉ và kiên trì theo nghề chăn nuôi. Những năm trước, do điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn vốn không đủ để mở rộng quy mô, ông Sinh chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ. Sau này, được Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho vay vốn để phát triển sản xuất, ông Sinh đã thầu thêm ao để thả cá, mua thêm thức ăn, nuôi gà để tăng thu nhập và chủ động con giống.
Cũng được vay vốn từ nguồn vốn ưu đãi dành cho người khuyết tật, chị Đỗ Thị Chắt, xã Lam Sơn, huyện Thạch Thất đã mở rộng xưởng sản xuất đồ mộc, mua nguyên liệu và máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo việc làm cho 5 - 7 lao động.
Chị Đỗ Thị Chắt, xã Lam Sơn, huyện Thạch Thất cho hay: "Năm 2012, tôi được Nhà nước hỗ trợ vay vốn của ngân hàng chính sách. Tôi vay vốn từ năm ấy để tôi đầu tư về gỗ, nhà tôi làm sản xuất đồ thờ, lấy vốn đó để đầu tư về gỗ".
Nhiều người khuyết tật và hộ gia đình có người khuyết tật của thành phố đang dần cải thiện thu nhập, ổn định sinh kế nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội. Điển hình, cơ sở sản xuất may mặc của hộ gia đình chị Tạ Thị Thắm có đến 20% lao động là người khuyết tật. Vừa qua, hộ gia đình chị đã được hỗ trợ vay 80 triệu đồng để đảm bảo việc sản xuất và duy trì việc làm, thu nhập cho người lao động.
Chị Tạ Thị Thắm, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất cho biết: "Vay vốn thì rất là tốt. Trong xưởng may của tôi có rất nhiều chị em ở trong hội khuyết tật, tôi cũng muốn vay thêm vốn để mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho tất cả các chị em".
Cho vay vốn ưu đãi để phát triển sinh kế cho người khuyết tật là hoạt động đang được triển khai thực hiện có hiệu quả tại các địa phương. Tính đến tháng 4/2025, đã có 802 lượt người khuyết tật được tiếp cận nguồn vốn vay, với tổng dư nợ là 48 tỷ đồng. Qua kiểm tra thực tế, các hộ vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định.
Ông Dương Quốc Mạnh, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thạch Thất cho hay: "Nguồn vốn này chúng tôi cũng rất là chú trọng và quan tâm, đặc biệt là phối hợp với Hội người khuyết tật của huyện Thạch Thất và đã giải quyết việc làm cho gần như là 50% số người khuyết tật ở trên địa bàn huyện".
Những đồng vốn chính sách với lãi suất ưu đãi đã thực sự trở thành đòn bẩy, làm thay đổi cuộc sống vốn không được tròn đầy của những người khuyết tật trên địa bàn thành phố.


Quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) dự kiến sẽ hợp nhất các phường hiện có thành 3 đơn vị hành chính mới gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.
Công an tỉnh Nghệ An vừa bắt bốn đối tượng liên quan đường dây sản xuất giá đỗ sử dụng hóa chất cấm, với sản lượng lên tới 3.500 tấn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 19/4 đã chủ trì lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn tại TP.HCM, nhân dịp kỷ niệm 50 Năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện và 526 đơn vị hành chính cấp xã (160 phường, 345 xã và 21 thị trấn). Dự kiến số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp còn 47 phường.
UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức vào sáng 19/4.
Sáng 19/4, cùng với lễ khởi công, khánh thành 80 công trình giao thông và xây dựng trọng điểm toàn quốc, dự án tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài chính thức được thông xe.
0