Tạo môi trường giúp học sinh giỏi ngoại ngữ

Tại Hà Nội, một số trường học đã có những cách làm sáng tạo để dần đưa ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo lộ trình và tiêu chí đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tại ngôi trường THCS Trưng Vương, thứ Năm hàng tuần được chọn là “Ngày ngôn ngữ”. Học sinh đến trường, sử dụng ngôn ngữ mình được học để giao tiếp, trò chuyện, giao lưu với các bạn trong tất cả các hoạt động, giờ nghỉ và giờ ra chơi. Cách làm này nhằm khuyến khích học sinh tự tin và tự nhiên hơn trong khi giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.

Em Cao Ngọc Hà An, lớp 6A1 trường THCS Trưng Vương ( quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Trong 'Ngày ngôn ngữ' con cảm thấy rất là vui và háo hức bởi con sẽ mang những gì đã học trong sách vở mang vào đời thực và áp dụng ngôn ngữ thứ hai vào nói chuyện với các bạn. Điều này rất thú vị vì tiếng Anh cũng là một bộ môn rất là quan trọng có thể giúp chúng con giao tiếp tốt hơn và giúp ích trong cuộc sống".

Cô giáo Trần Vân Hương cho biết: "Trong 'Ngày ngôn ngữ', các học sinh trong trường sẽ sử dụng ngôn ngữ thứ hai mình được học để giao tiếp, trong đó các ngôn ngữ sẽ được sử dụng là tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Anh. Qua 4 tuần, lượng học sinh sử dụng ngôn ngữ thứ hai tăng lên rất nhiều so với tuần đầu tiên. Học sinh có thể thoải mái nói chuyện với nhau bằng các ngôn ngữ qua các chủ đề mà thầy cô đưa trước. Đồng thời, học sinh tìm hiểu sẵn các từ vựng để phát triển từ vựng theo chủ đề. Mục tiêu cuối cùng của trường Trưng Vương là các học sinh có thể trở thành công dân toàn cầu".

Bạn Nguyễn Ngọc Bảo Hân, lớp 8A1 trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) cho hay: "Ở trường chúng con sẽ nói chuyện với thầy cô giáo và các bạn bằng ngôn ngữ khác lớp con thì nói tiếng Anh. Vào ngày thứ Năm đó, con sẽ quay các vlog nhỏ và đi phỏng vấn bằng tiếng Anh để có tính tương tác nhiều người hơn".

Để tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng nào trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, thì cần phải có lộ trình nhất định, trong đó, quan trọng là xây dựng môi trường để học sinh có được sự phản xạ tốt, sử dụng ngoại ngữ thường xuyên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.

Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.

5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội thu học phí lớp 6 từ 3,6-5,78 triệu đồng một tháng, tương đương nhiều trường tư.

Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT. Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.