Tạo dựng giá trị thương hiệu Việt | Hà Nội tin mỗi chiều

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, đã tạo ra kỳ vọng và xung lực cho sự phát triển đột phá trong quan hệ song phương, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là lĩnh vực hợp tác công nghệ.

Hôm qua (10/11), tại Diễn đàn “Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Hoa Mỹ - Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt”, Đại sứ Mỹ Marc Knapper tuyên bố Mỹ ủng hộ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó tập trung vào chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam và là một trong 10 nhà đầu tư FDI hàng đầu. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, đã tạo ra kỳ vọng và xung lực cho sự phát triển đột phá trong quan hệ song phương, đặc biệt là lĩnh vực hợp tác công nghệ.

Tổng thống Joe Biden trong chuyến thăm Việt Nam đã công bố khả năng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chip bán dẫn. Mỹ thừa nhận tiềm năng quan trọng của Việt Nam trong việc xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn, đặc biệt là khả năng mở rộng năng lực sản xuất ở những khâu sản xuất không thể chuyển về Mỹ. Ngay sau đó thì hàng loạt các hãng công nghệ Mỹ đã công bố các dự án đầu tư đầy tham vọng tại Việt Nam, như: Dự án xây dựng các trung tâm thiết kế bán dẫn mới tại Thành phố Hồ Chí Minh của Synopsys và Marvell; khai trương cơ sở đóng gói chip của công ty Amkor trị giá 1,6 tỷ USD tại Bắc Ninh. Mới đây nhất, đơn vị sản xuất Airpod cho Apple tăng đầu tư hơn 300 triệu USD tại Bắc Giang.

Chuyến thăm Mỹ ngay sau đó của Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng thu hút sự chú ý của lãnh đạo các tập đoàn Mỹ. Trong chuyến công tác, Thủ tướng đã làm việc với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ, bởi khoa học công nghệ là một trụ cột trong tuyên bố chung của hai nước.

Hầu hết mọi khía cạnh của xã hội hiện đại đều cần đến chất bán dẫn. Nếu thành công trong ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam sẽ “chen chân” vào được chuỗi cung ứng của các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như thiết bị truyền thông, máy tính, thiết bị y tế hay thiết bị quân sự. Với mức độ phát triển và số hóa như hiện nay, theo dự báo, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của ngành bán dẫn đạt từ 6 đến 8% mỗi năm cho đến năm 2030 và đạt doanh thu 1.400 tỷ USD vào năm 2029. Nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta hiện nay là đẩy nhanh việc Việt Nam tham gia vào hệ sinh thái bán dẫn khu vực, thu hút các doanh nghiệp bán dẫn trên toàn cầu hiện diện và sản xuất, nghiên cứu phát triển tại Việt Nam.

Việt Nam đang được các chuyên gia và công ty quốc tế đánh giá là điểm đến có tiềm năng cạnh tranh để tham gia sâu hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Và nhân lực chính là yếu tố sống còn của ngành công nghiệp này. Mới đây giải trình trước Quốc hội về chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là ngành mới và là thách thức, trọng trách, sứ mệnh của Bộ GD-ĐT trong thời gian tới. Dự báo nhu cầu thời gian tới cần từ 50.000 đến 100.000 nhân lực trong lĩnh vực này. Để đạt được con số vừa nêu, thời gian tới cần đẩy mạnh đầu tư để có đủ điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo trong ngành quan trọng này./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 7/5 là ngày mà mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng không thể không nhớ về một dấu mốc chói lọi: Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lần đầu tiên, khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định là “một động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc dân, thay vì chỉ là “một trong những động lực” như cách tiếp cận trước đây.

Trong một động thái cứng rắn nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành Công điện yêu cầu các quận, huyện trên địa bàn kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, ao hồ, đất công trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Giữa dòng chảy sôi động của đổi mới và hội nhập, Hà Nội đang dần khẳng định vị thế là một trong những điểm sáng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt cho sự bứt phá của Thủ đô trong tương lai.

“Bữa cơm ngon” không chỉ là chuyện vị giác. Với hàng nghìn suất ăn mỗi ngày tại các bếp ăn tập thể, “ngon” còn phải đi kèm với hai chữ “an toàn”. Nhưng giữa nhịp sống đô thị sôi động như Hà Nội, liệu có bao nhiêu bữa ăn đang thực sự được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng?

Thành phố Hà Nội đã công bố một kế hoạch quan trọng: tổ chức lại hệ thống khám chữa bệnh công lập theo ba cấp ban đầu, cơ bản và chuyên sâu. Đây là cách để người dân được khám đúng nơi, chữa đúng chỗ, mà không phải tất tả tìm kiếm, mỏi mòn chờ đợi.