Tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thống nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan tới bảo vệ dữ liệu cá nhân tại dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, giải quyết sự thiếu thống nhất trong các quy định hiện hành.

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, chiều 12/5, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cho rằng dữ liệu cá nhân tài sản quý, cần cấm mua bán, các đại biểu bày tỏ sự quan tâm tới mức xử phạt hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân. Hiện tại, Khoản 2 Điều 4 dự thảo Luật có nêu: "Áp dụng mức xử phạt hành chính từ 1% đến 5% doanh thu năm liền trước của tổ chức, doanh nghiệp có vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân". Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý vấn đề này, trong bối cảnh nước ta có tới 94% doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân ở mức cao như vậy cần xem xét để đảm bảo tính khả thi của các quy định này.

Thực tế thời gian qua, có hiện tượng nhiều tổ chức, doanh nghiệp thu thập thừa dữ liệu cá nhân so với ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ kinh doanh. Trong khi đó, các hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu của các tổ chức, cá nhân và của các đối tượng xấu khi không có sự đồng ý của chủ thể đã xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Từ những phân tích trên, các ý kiến cho rằng việc thống nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan tới bảo vệ dữ liệu cá nhân tại dự thảo Luật để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, giải quyết sự thiếu thống nhất trong các quy định hiện hành.

Liên quan đến phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ giới hạn dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam và cả người nước ngoài tại Việt Nam, cũng như phạm vi xử lý dữ liệu cá nhân trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điều này giúp xác định đối tượng áp dụng một cách phù hợp, tránh nhầm lẫn hoặc thiếu sót.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để giải quyết nhu cầu làm thủ tục hành chính của người dân được thuận tiện, Chi nhánh số một - Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội dừng tiếp nhận lấy số thứ tự trực tiếp. Thay vào đó, người dân lấy số trực tuyến qua ứng dụng iHanoi. Việc làm này nhằm giải quyết vấn đề quá tải, khi người dân xếp hàng chờ đợi làm thủ tục đất tăng lên đột biến, diễn ra trong nhiều ngày qua.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề xuất xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn, mở ra kỳ vọng hợp tác bền vững giữa hai quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao.

Sử dụng vốn vay ODA hiệu quả, phù hợp với bối cảnh của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ phục vụ cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 2) và dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Liên quan đến thông tin phản ánh có dấu hiệu sai phạm của cán bộ Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông), Giám đốc Công an Hà Nội yêu cầu các đơn vị kiểm tra, làm rõ.

Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vai trò của người dân, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo.

Bắt đầu từ ngày 13/5, UBND các quận, huyện tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, quận Hai Bà Trưng là một trong những địa bàn sớm triển khai công việc này.