Tạo cơ chế đặc thù trong phát huy giá trị văn hóa

Nhằm tiếp tục góp ý hoàn thiện Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và tạo sự đồng thuận với những điểm mới liên quan đến quy định được nêu trong Dự thảo Luật, sáng nay (15/5), Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức toạ đàm với chủ đề “Sửa Luật Thủ đô: Tạo cơ chế đặc thù, đột phá trong phát huy giá trị văn hóa”.

Một trong những nội dung đáng chú ý của Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này là chính sách phát triển, phát huy giá trị văn hóa Hà Nội.

Tham gia toạ đàm, PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội khóa XV; ông Trương Minh Tiến, Chủ tịch Hiệp hội CLB UNESCO Thành phố Hà Nội và bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội), đã cùng phân tích, làm rõ hơn về tầm quan trọng của những cơ chế, chính sách vượt trội, phù hợp, ưu đãi để làm nổi bật hơn những đặc trưng văn hóa của Thủ đô; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bản sắc Thủ đô, giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, tạo ra nguồn lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô.

Nhiều ý kiến liên quan đến các nội dung được quy định tại Điều 21 “Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch”; cơ chế đặc thù về cho phép áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực văn hóa được quy định tại khoản 1 Điều 39 và quy định về phát triển khu thương mại và văn hoá.

Các ý kiến tại toạ đàm cũng góp phần xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá, phù hợp, khả thi, tạo hiệu quả như mong muốn, để đáp ứng yêu cầu trong thực tiễn theo mục tiêu đã đặt ra trong Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị. Qua đó, cùng  góp thêm ý kiến với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trong thời gian tới, dự án Luật sẽ được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện, trước khi tiếp tục được trình ra thảo luận và xem xét thông qua Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.

Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ ngày 10/5 đã tổ chức "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, thực phẩm an toàn".