Tăng nội lực - tăng sức bền kinh tế Việt

Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.

Trong những năm gần đây, thế giới đã và đang chứng kiến làn sóng bảo hộ thương mại trỗi dậy mạnh mẽ - đặc biệt kể từ khi đại dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Cuộc đại thương chiến giữa các nền kinh tế lớn, tiêu biểu là Mỹ - Trung, không chỉ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mà còn đang lan rộng, khiến thương mại toàn cầu thêm phần bất ổn.

Cùng với đó, khả năng Mỹ áp thuế đối ứng lên đến 46% đối với một số mặt hàng của Việt Nam đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những rủi ro hiện hữu khi kinh tế đất nước có độ mở tới 200%, phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Theo các chuyên gia, hiện Việt Nam cần phát triển thị trường trong nước, nâng cao khả năng tự chủ của nền sản xuất và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu.

Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là thời điểm cả thế giới đối mặt với khó khăn do đại dịch Covid-19, xu hướng bảo hộ thương mại đã trỗi dậy mạnh mẽ. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chỉ trong vài năm qua, số lượng rào cản thương mại toàn cầu đã tăng gấp đôi - lên đến khoảng 3.000 rào cản. Điều này khiến tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới sụt giảm. Trong số 30 nền kinh tế có giá trị xuất khẩu lớn nhất thế giới, thì có đến 20 nền kinh tế ghi nhận mức suy giảm xuất khẩu liên tục trong 5 năm gần đây.

TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam cho hay: “Việt Nam không thể phụ thuộc mãi vào xuất khẩu. Trong bối cảnh thế giới nhiều bất định, điều Việt Nam cần làm là phát triển sức mạnh từ bên trong, từ chính thị trường trong nước".

Với quy mô dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam sở hữu một thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng. Việc phát triển thị trường nội địa là một trong những hướng đi quan trọng để giảm sự lệ thuộc và tăng sức bền cho nền kinh tế.

"Chúng ta đang có một thị trường nội địa rất lớn - đây chính là 'nguồn tài nguyên chưa được khai thác đầy đủ'. Phát triển nó là cách tốt nhất để tăng sức đề kháng cho nền kinh tế", TS. Lê Duy Bình chia sẻ thêm.

Tuy nhiên, để thị trường trong nước thực sự là bệ đỡ, sản phẩm Việt phải đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh.

Ông Phạm Minh Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết: “Muốn có sản phẩm mạnh trong nước, nền sản xuất phải mạnh. Mà sản xuất muốn mạnh thì công nghiệp hỗ trợ phải phát triển. Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa làm chủ được nguồn cung ứng, vẫn phụ thuộc linh kiện, nguyên liệu nhập khẩu”.

Nội lực của nền kinh tế không chỉ đến từ cầu tiêu dùng trong nước, mà còn từ khả năng tự chủ trong sản xuất, năng lực cạnh tranh và sự trưởng thành của chính doanh nghiệp Việt. Tăng nội lực - đó chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.

Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.

Giá vàng trong nước ngày 19/4 bất ngờ lao dốc không phanh với mức giảm lên tới 8,5 triệu đồng/lượng so với mức đỉnh ngày 18/4, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang.

Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.