Tăng mức độ phân hóa đề thi tốt nghiệp THPT
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6. Mỗi học sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán), 2 môn còn lại do học sinh lựa chọn trong số các môn được học ở lớp 12.
Ngày thi sẽ được quy định cụ thể trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tin thêm về đề thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đề thi bám sát nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình trung học phổ thông và bảo đảm phân loại được học sinh.
Nhằm tăng cường hiệu quả kỳ thi, đáp ứng tốt hơn cho mục đích tuyển sinh, đề thi các môn sẽ tăng mức độ phân hóa, sử dụng cấu trúc, định dạng đề thi mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.


Đến nay các địa phương đã chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025 - 2026. Trong đó có ba tỉnh tổ chức xét tuyển (chỉ thi tuyển với trường chuyên) gồm Vĩnh Long, Gia Lai, Cà Mau.
Các trường đại học năm nay vẫn dành hàng nghìn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ, chủ yếu xét dựa vào điểm trung bình 6 học kỳ hoặc điểm cả năm lớp 12.
Với quyết định miễn học phí từ bậc mầm non đến hết cấp trung học phổ thông công lập trên toàn quốc, nhiều cơ hội học tập và sự bình đẳng sẽ được mở ra với tất cả các em học sinh.
Làm thế nào để bảo vệ những nhà giáo chân chính, giữ gìn sự tôn trọng của xã hội với nghề giáo trong bối cảnh hiện nay? Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với TS. Hoàng Trung Học - Chuyên gia tâm lý học trường học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục.
Quy định mới về dạy thêm, học thêm hướng tới bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nâng cao ý thức của giáo viên để nói "không" với dạy thêm trái quy định.
Cuộc thi “Sứ giả du lịch” năm học 2024-2025 dành cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Ba Đình đã góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội.
0